Thành phần dinh dưỡng của súp lơ
Súp lơ thuộc họ cải, chứa các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng thực vật giúp chống ung thư, chất xơ gây cảm giác no, giúp giảm cân và tiêu hóa tốt.
Súp lơ thậm chí còn được xếp trong top 20 thực phẩm đứng đầu theo thang điểm tỷ trọng dinh dưỡng (ANDI score). Thang điểm này đánh giá lượng vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng thực vật tương quan với lượng calo chứa trong thực phẩm đó. Theo đó, để đạt được thứ hạng cao, thực phẩm phải cung cấp một lượng lớn chất dinh dưỡng với ít calo.
Phân tích thành phần dinh dưỡng của súp lơ
Theo số liệu dinh dưỡng của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), một chén súp lơ tươi thái nhỏ (khoảng 107 gram) chứa 27 calo, 2 gram protein, 0,3 gram chất béo và 5 gram carbohydrate (gồm 2,1 gram chất xơ và 2 gram đường).
Súp lơ chứa các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng thực vật, giúp chống ung thư, gây cảm giác no, giảm cân và tiêu hóa tốt.
Ăn một chén súp lơ tươi sẽ cung cấp 77% nhu cầu vitamin C cơ thể cần, 20% vitamin K, ≥10% nhu cầu về vitamin B6 và folate mỗi ngày. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ thiamin, riboflavin, niacin, axit pantothenic, canxi, sắt, magiê, phốtpho, kali và mangan.
Cách nhận biết súp lơ Trung Quốc
Tại Việt Nam, súp lơ chia thành 2 loại là súp lơ trắng và súp lơ xanh. Trong đó, súp lơ xanh chứa nhiều dinh dưỡng, giòn và dai hơn súp lơ trắng nên được ưa thích hơn. Đây là thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch, tránh gây béo phì và cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Súp lơ xanh nhiều và ngon nhất vào khoảng tháng 7 – 10 trong khi súp lơ trắng lại được thu hoạch chủ yếu vào giữa tháng 12 đến giữa tháng 4 hàng năm. Như thế có thể thấy những khoảng thời gian còn lại (tháng 4 - tháng 7) là không có, hoặc rất ít súp lơ Việt Nam.
Cách phân biệt súp lơ Trung Quốc và súp lơ Việt Nam:
Súp lơ Việt Nam bên phải có bông to, cuống dài và nhạt màu. Súp lơ Trung Quốc bên trái, bông nhỏ, cuống ngắn và sẫm màu.
Về màu sắc: Súp lơ của Việt Nam có cuống màu xanh nhạt, súp lơ Trung Quốc thì cuống có màu xanh đậm hơn.
Bên trái là súp lơ Trung Quốc, bên phải là súp lơ Việt Nam.
Về hình dáng: Súp lơ Việt Nam có kích thước phần thân và phần bông vượt trội hơn hẳn so với súp lơ Trung Quốc. Súp lơ của Việt Nam không đều nhau, có phần sần sùi, không được bắt mắt. Trong khi đóm súp lơ của Trung Quốc búp lơ đều, dính chắc với nhau, phần thân đã bị cắt ngắn để tiện di chuyển và bảo quản.
Về mùi vị: Súp lơ của Việt Nam có mùi thơm nhẹ, đặc trưng. Súp lơ Trung Quốc thì không có mùi.