Khi K vú phát triển, cơ thể phát ra 4 triệu chứng bên ngoài: Chị em kiểm tra thấy 1/4 cũng nên đi khám

( PHUNUTODAY ) - Ung thư vú thường xảy ra ở nữ giới và đang dần trẻ hóa. Bệnh có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và thậm chí còn đe dọa tính mạng của người bệnh.

Làm thế nào để biết nhận ra mình đang bị ung thư vú?

Theo Bác sĩ Zhang Xiaolan, bác sĩ điều trị của khoa phẫu thuật vú của bệnh viện ung thư Thái Hà Quảng Châu (Trung Quốc), có một số tín hiệu cảnh báo bệnh ung vú:

Không đối xứng và có cục u

Dùng 4 ngón tay nhẹ nhàng kiểm tra toàn bộ vùng 'đồi núi' theo vòng tròn chiều kim đồng hồ từ núm dần dần ra ngoài. Dùng phần mềm ở đầu ngón tay để ấn nhẹ, miết trên vùng da xem có u, hạch bất thường không.

Nếu sờ thấy khối u, hạch thì chị em đừng chủ quan coi thường. Khối u này có thể không gây đau, vậy nhưng khi đi siêu âm, nó lại ngầm thông báo bạn đang có nguy cơ mắc ung thư vùng này rồi.

20201007_ung-thu-vu

Da bất thường

Khi tắm bạn hãy đứng thẳng trước gương, để hai tay xuôi theo người và quan sát: 2 bên 'đồi núi' có đối xứng không, bề mặt có bị nhăn nheo, “sần vỏ cam” hay “má lúm đồng tiền” hay thay đổi màu sắc không, núm có bị lõm xuống, tiết dịch bất thường, bị đóng vảy hay có phù nề ở quầng vú hay không.

Xuất hiện dịch hoặc máu trên núm

Hãy dùng ngón tay bóp nhẹ núm xem có dịch tiết bất thường hay máu chảy ra không.

Sưng hạch bạch huyết ở nách

Ngoài vú, hãy kiểm tra sưng hạch bạch huyết ở nách bằng cách: Dùng đầu ngón tay ấn nhẹ vào nách để sờ xem có các cục u rải rác, cứng, có thể đẩy ra được hay không.

Nguyên nhân ung thư vú

Bác sĩ Zhang Xiaolan cho biết, hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ung thư vú nhưng người ta đã tìm ra nhiều yếu tố nguy cơ cao liên quan đến nó.

Cụ thể, phụ nữ trên 35 tuổi chưa sinh con hoặc không cho con bú có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Còn với những chị em có lối sống lành mạnh, có chế độ ăn uống cân bằng và duy trì tập thể dục, nguy cơ mắc ung thư của người đó sẽ giảm xuống.

Dưới đây là những phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường:

Ung thư vú là tình trạng do những đột biến gen xảy ra và khiến cho những tế bào tuyến vú được sản sinh một cách mất kiểm soát. Tuy nhiên những đột biến gen trong cơ thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, khoảng 5 đến 7% là do di truyền và khoảng hơn 90% là do những yếu tố đến từ môi trường và lối sống của người bệnh. Cụ thể:

Di truyền: Ung thư vú do đột biến gen chiếm khoảng 5 - 7%. Trong đó, đột biến gen BRCA1/2 di truyền có thể xảy ra cả ở nữ giới và nam giới. Loại đột biến gen này sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng và một số loại ung thư khác. Đây là yếu tố di truyền và chúng ta không thể thay đổi nó. Bên cạnh đó, một số đột biến gen khác cũng có thể là Nguyên nhân gây ung thư vú.

Môi trường: Theo những nghiên cứu gần đây, môi trường có ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của chúng ta. Một số những yếu tố như khói bụi, hóa chất, vi sinh vật, tia X, tia tử ngoại,… chính là những yếu tố có liên quan đến các loại bệnh ung thư, trong đó có cả ung thư vú. Môi trường không lành mạnh, không trong sạch này có thể chính là những yếu tố tác động vào gen khiến các gen bị đứt gãy trong quá trình sao chép và tạo ra những đột biến.

Lối sống: Các chuyên gia cho rằng, bệnh ung thư vú có liên quan đến tình trạng thừa cân, béo phì, thói quen hút thuốc và lười vận động. Sự hoạt động của tuyến vú phụ thuộc nhiều vào nội tiết tố estrogen và nếu tăng estrogen thì sẽ đồng nghĩa làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.

Những người thừa cân, béo phì hoặc uống nhiều rượu bia, hút thuốc,… lại có nguy cơ phơi nhiễm với estrogen nhiều hơn, từ đó kích thích tế bào tuyến vú sinh trưởng mạnh gây ung thư. Nếu đã từng mắc ung thư vú mà để tình trạng thừa cân, ít vận động thì có khả năng cao gây tái phát bệnh.

Khả năng miễn dịch của cơ thể: Hệ miễn dịch của cơ thế cũng được cho là một trong những nguyên nhân gây ung thư vú. Bạn có thể hiểu đơn giản là nếu hệ miễn dịch khỏe mạnh thì nguy cơ ung thư sẽ thấp hơn. Ngược lại, khi hệ miễn dịch hoạt động kém thì những tế bào, những khối u ác tính sẽ vượt qua sự kiểm soát của chúng và hình thành bệnh, trong đó có bệnh ung thư vú.

Hướng dẫn bạn cách tự khám vú tại nhà

Bác sĩ Zhang Xiaolan khuyến cáo, chị em nên tự kiểm tra ung thư vùng 'đồi núi' hàng tháng theo hướng dẫn trên, thời gian khuyến cáo là từ ngày thứ 7-14 ngày sau mỗi kỳ 'dâu rụng'.

20200914_nguyen-nhan-gay-ung-thu-vu-3

Tuy nhiên theo chuyên gia này, việc tự kiểm tra không thể thay thế cho việc sàng lọc bằng các thiết bị tại bệnh viện. Việc kết hợp khám chuyên khoa, siêu âm vú chụp nhũ ảnh có thể phát hiện sớm 90% trường hợp ung thư, trong đó siêu âm vú là phương pháp tầm soát ung thư phổ biến cho phụ nữ dưới 40 tuổi. Chị em nên tăng cường khám nhũ ảnh 1-2 năm/lần.

Lưu ý:

Trên đây chỉ là những yếu tố nguy cơ gây ung thư vú, rất khó để xác định được một nguyên nhân cụ thể. Nếu càng chịu nhiều tác động của các yếu tố nguy cơ nói trên, thì nguy cơ mắc ung thư vú sẽ càng cao hơn.

Vì thế, các chuyên gia khuyên bạn nên giữ một thói quen sống khoa học và thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình, đồng thời có thể kịp thời phát hiện bệnh, nâng cao hiệu quả điều trị.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link