Không chỉ Covid-19, đây là những căn bệnh có nguy cơ lây lan rộng cần cảnh giác

( PHUNUTODAY ) - Những căn bệnh dưới đây có khả năng lây lan trên diện rộng, vì thế hãy chú ý đề phòng.

Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có thể gây thành dịch do virus dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm virus sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.

Empty

Triệu chứng thường gặp ở bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là sốt cao đột ngột 39-40 độ C, kéo dài 2-7 ngày, khó hạ sốt, nổi mẩn, phát ban. Nặng hơn, người bệnh có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn ra máu, đau bụng, tụt huyết áp, nếu không được cấp cứu kịp thời có thể tử vong.

Bệnh sốt xuất huyết đến nay chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, biện pháp phòng bệnh chủ yếu và hiệu quả là diệt muỗi, diệt loăng quăng/bọ gậy và phòng muỗi đốt.

Cúm

Cúm là do vi-rút cúm gây ra và chủ yếu lây truyền trong không khí qua nước mũi, nước bọt và đờm. Nó rất dễ lây và gây bệnh nhanh.

Nhiệt độ của người bị cúm đạt 38°C hoặc cao hơn, đi kèm với sổ mũi, ho, đau nhức cơ thể nói chung và đau đầu.

Nếu không điều trị hiệu quả, nguy cơ tử vong có thể xảy ra do suy hô hấp.

Lời khuyên dành cho bạn là luôn luôn lưu thông không khí trong nhà, và mở cửa sổ ít nhất ba lần một ngày trong ít nhất 30 phút mỗi lần.

Không khạc nhổ, chú ý che mũi và miệng bằng khăn hoặc khăn giấy khi ho hoặc hắt hơi. Sắp xếp hợp lý công việc và thời gian nghỉ ngơi của bạn để đảm bảo rằng bạn ngủ đủ giấc và không để cơ thể rơi vào tình trạng quá mệt mỏi. Cố gắng không đến những nơi công cộng đông dân cư và đeo khẩu trang nếu bạn phải đi ra ngoài.

Dịch SARS

SARS hay hội chứng hô hấp cấp tính nặng, là một căn bệnh gây ra bởi một trong 7 loại coronavirus có thể lây nhiễm sang người là: 229E (alpha coronavirus), NL63 (alpha coronavirus), OC43 (beta coronavirus), HKU1 (beta coronavirus), MERS-CoV (beta coronavirus), SARS-CoV (beta coronavirus), SARS-CoV-2 (COVID-19).

Empty

Ổ dịch đầu tiên được phát hiện ở Quảng Đông (Trung Quốc) vào năm 2003 và trở thành đại dịch toàn cầu khi nhanh chóng lan rộng ra tổng cộng 26 quốc gia. Dịch SARS lây nhiễm hơn 8.000 người và giết chết 774 người trên toàn thế giới.

Đại dịch kết thúc nhanh chóng, tỉ lệ tử vong thấp một phần nhờ hiệu quả của việc phản ứng nhanh, hành động quyết liệt của chính phủ các nước, bao gồm kiểm dịch các khu vực bị ảnh hưởng và cách ly các cá nhân bị nhiễm bệnh.

Sự bùng phát của dịch SARS cũng làm tăng nhận thức về việc ngăn chặn sự lây truyền bệnh do virus, đặc biệt là ở Hong Kong. Người dân có ý thức phòng bệnh hơn, các bề mặt nơi công cộng thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ hơn và "sạch sẽ" trở thành yếu tố nhất định phải có trong mọi môi trường sống của người dân Hong Kong ngày nay.

Cúm H1N1 (2009 - 2010)

Tháng 3-2009, một dạng mới của virus cúm xuất hiện tại Mexico. Trong vòng vài tháng, dịch cúm đã lây nhiễm cho hàng trăm triệu người, với số ca tử vong toàn cầu từ 151.700-575.400.

Ngày 11-6-2009, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã chính thức công bố đại dịch cúm toàn cầu.

Dịch cúm này kết thúc trong cùng năm 2009 nhờ các biện pháp y tế chữa trị hiện đại và một phần không nhỏ nhờ các biện pháp phòng ngừa được người dân thực hiện. Đó là cách ly người bệnh; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh tối đa việc chùi tay lên mắt và mũi, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; không khạc nhổ bừa bãi; sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường mũi, họng, mắt; tránh tiếp xúc gần với người bệnh hoặc người nghi nhiễm cúm; ăn uống đủ dinh dưỡng giúp nâng cao hệ miễn dịch.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link