Mẹo hay tránh "chiến tranh" khi nhà có thêm em bé

06:09, Chủ nhật 19/07/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Ngoài niềm vui sắp có thêm một thành viên mới, nếu không cẩn thận, mẹ có nguy cơ phải đối mặt với cuộc "nội chiến" giữa con nhỏ và con lớn.

Khoảng cách giữa hai con

Giữa hai trẻ nên có một khoảng thời gian nhất định thì tốt hơn. Nếu sinh thêm con trong khi con lớn mới 2 tuổi, thì bé rất có khả năng sẽ ghen tị với em, và sẽ quay ra nhõng nhẽo, mè nheo. Khiến mẹ khó lòng xoay sở.

Khi bé lớn được 3 tuổi, sẽ có thể dần dần tách mẹ, không còn sốc với việc có em, đó là thời gian phù hợp để gia đình đón thêm một thành viên mới.

Giúp bé "làm quen" với em từ trong bụng mẹ

Khoảnh khắc bé lớn biết rằng mình sắp có em, tự nhiên con sẽ quay trở lại cư xử giống như em bé. Bản năng khiến con nghĩ rằng, khi em sinh ra, em sẽ chiếm hết tình yêu của mẹ, vậy nếu mình cũng là em bé thì sẽ giành được mẹ. Lại thêm những người thân, họ hàng, hàng xóm cứ gặp bé là trêu chọc: "Thế là sắp có em, thế là sắp… ra rìa" khiến tâm lý bé càng thêm hoang mang sợ… mất mẹ.

me
Mẹ hãy cho bé lớn sờ tay, áp tai vào bụng để nghe em đạp; hỏi ý kiến bé về việc đặt tên cho em...

Hiển nhiên, bé sẽ trở nên nhõng nhẽo, khó bảo, bám mẹ. Nếu mẹ lại tỏ ra không hài lòng và nói: "Con sắp là anh/chị của em đấy! Từ nay phải ngoan lên, không hư thế nữa!" thì thật sai lầm!

Lúc này, mẹ phải khẳng định cho bé lớn biết rằng, dù con sắp có em, nhưng: "Cho dù có em bé thì con vẫn là quan trọng nhất", và nói mong muốn con hãy đối xử dịu dàng với em.

Bố mẹ khi nghe thấy mọi người trêu bé, nên lên tiếng phản đối ngay: "Không! Cháu vẫn là "cục vàng" trong nhà. Cháu vẫn là nhất!" Khi con yên tâm vào vị trí của mình, mẹ có thể khéo léo giúp bé lớn "làm quen" với em.

Mẹ hãy cho bé lớn sờ tay, áp tai vào bụng để nghe em đạp; hỏi ý kiến bé về việc đặt tên cho em; hỏi bé thích em trai hay em gái, và nói rằng: "Em sinh ra sẽ rất yêu con, con hãy bảo vệ em nhé!"

Việc này nếu làm không khéo sẽ khiến bé lớn có tâm lý rằng em bé sẽ chiếm mất mẹ. Nhưng nếu con hiểu rằng mẹ vẫn luôn dành tình yêu cho mình thì sẽ cảm thấy yên tâm và dần dần sẽ có tình cảm với em, không ghen tỵ khi em ra đời.

Không can thiệp vào chuyện cãi nhau của các con

Khi các con lớn lên, kiểu gì cũng xảy ra chuyện tranh đồ chơi, tranh thức ăn, và cãi nhau. Bố mẹ không nên quyết định ai đúng ai sai, cũng không cần can thiệp gì. Trẻ tự nhiên sẽ tự sắp xếp với nhau, tuân theo trật tự “lớn, nhỏ”. Người lớn mà xen vào là hỏng chuyện.

Thông thường, bố mẹ thường khuyên bé lớn: "Con là anh/chị cơ mà. Nhường em một tý mới đúng chứ!" Như thế là sai. Khi bố mẹ hành xử như vậy, bé lớn sẽ ấm ức, còn em nhỏ sẽ có tâm lý không coi trọng anh/ chị, nghĩ mình là "ngôi sao" trong nhà, và mối quan hệ giữa hai con thế là "hỏng bét".

Nếu em nhỏ giành đồ chơi của bé lớn, thì phải ưu tiên bé lớn. Bắt bé lớn phải nhường đồ của mình cho em là vô lý. Hãy xác định rõ ràng quyền sở hữu và nói cho em nhỏ hiểu điều đó. Khi đó, bé lớn sẽ cảm thấy thoải mái và sẽ cư xử tốt với em, quan hệ anh chị em trong nhà sẽ trở nên tốt đẹp.

Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý để không xảy ra tình trạng bé lớn là trung tâm của gia đình, em nhỏ sẽ cảm thấy tủi thân. Sẽ có lúc bé lớn sai, cha mẹ cần khuyên bảo riêng với con, tránh làm con "bẽ mặt" trước mặt em nhỏ. Khi bé lớn đã được giáo dục đầy đủ rồi, sẽ trở thành tấm gương tốt, có sức ảnh hưởng tự nhiên đến em. Khi đó, em nhỏ sẽ học theo anh/chị, cha mẹ không cần phải lo lắng nhiều nữa.

Sau khi em bé được sinh ra

Nếu chỉ quan tâm đến em bé sẽ khiến bé lớn có cảm giác cô đơn, bé lớn sẽ lại tè dầm, lại vòi mẹ, lại cư xử như thể mình là em bé. Hãy quan tâm nhiều hơn đến bé lớn. Khi chăm sóc em bé, hãy nói chuyện với bé lớn thật nhẹ nhàng, xác nhận lại vị trí của con, giúp con không còn lo lắng nữa.

Nếu mẹ không khéo, bé lớn sẽ lại cô đơn

Chẳng hạn khi thay tã cho em bé, nếu bé lớn đến bên cạnh. Mẹ hãy ôm bé lớn vào lòng, hỏi xem bé có muốn học mẹ thay tã cho em không? Có thể trêu đùa: "Em hư con nhỉ, tè ướt cả giường, chẳng được như anh/chị, ngoan ơi là ngoan!"

me
Nếu mẹ không cẩn thận thì bé sẽ bị cô đơn.

Khi được đối xử dịu dàng và yêu thương như thế, tâm lý bé lớn sẽ thấy thoải mái, thấy mình "cao hơn", rộng lượng với em hơn. Và, bé sẽ càng ngày càng vui vẻ, ngoan ngoãn.

Ngoài ra, khi mẹ bận với em bé, bố nên là người thường xuyên đọc sách cho bé lớn nghe. Khi bé lớn cư xử đúng, hãy ôm con vào lòng và khen ngợi "Con thật là ngoan. Bố mẹ yêu con nhất nhà!"

con
Những quy tắc mẹ cần nắm rõ khi dạy con về tiền
Càng sớm dạy bé về tiền thì càng tốt. Con sẽ xây dựng được thói quen tiết kiệm từ sớm, tạo nền tảng cho việc chi tiêu hợp lý về sau.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Nguyễn Trà Mi