Ảnh minh họa. |
“Buôn chuyện” về người khác
Cha mẹ nào cũng đều cố gắng không “buôn chuyện”, đặc biệt là trước mặt con cái họ. Nhưng điều đó quả thực hơi khó. Nếu bạn đề cập đến trang phục mới của hàng xóm (ngay cả khi đó là một lời khen), các con bạn sẽ hỏi rằng: “Như thế có phải là nói xấu sau lưng không mẹ?” bởi các bé vẫn chưa ý thức được điều gì là xấu hay tốt mà chỉ biết, khi bạn nhắc đến tên một người nào đó hiện không có mặt, đấy nghĩa là “nói xấu”.
Cãi nhau trước mặt bé
Một trong những sai lầm nghiêm trọng trong việc nuôi dưỡng con cái là hành động cãi nhau trước mặt bé. Hành động này có thể trở thành nỗi ám ảnh tâm lý trong bé, bé sẽ có những hành vi trốn tránh hay nguy hiểm hơn là những hành vi tiêu cực như bỏ nhà đi, nghiện hút vì cảm thấy bị bỏ rơi, không được yêu thương.
Dù là trong hoàn cảnh nào, bạn cũng không nên để bé thấy cảnh ba mẹ gây gỗ hay đánh nhau. Tôn trọng và lịch sự với nhau cho dù không có tình yêu. Nếu nghiêm trọng đến mức phải ly hôn, bạn cũng có thể cân nhắc đến việc chuẩn bị tâm lý cho bé trước đó để bé từ từ làm quen với nó.
Mặc đồ ngủ ra đường
Bạn thường nhắc các con không được ăn mặc lôi thôi ra đường, nhưng trong những lúc quá bận rộn, bạn sẽ diện nguyên xi bộ đồ ngủ phóng ra đường để đi chợ, đi gội đầu hay thậm chí là đi đón con.
Không ăn sáng
Cha mẹ luôn muốn con ăn đầy đủ tất cả các bữa trong ngày, nhưng cha mẹ lại chính là những người ăn uống lung tung nhất. Nhiều cha mẹ còn không có thói quen ăn sáng. Thử nghĩ xem, bạn sẽ trả lời sao nếu con hỏi: “Bố mẹ không ăn sáng sao cứ bắt con ăn?”.
Thở dài
Các bé thường thở dài thật lớn khi tỏ thái độ khó chịu với cái gì đó, và bạn dạy con không nên làm thế vì đó là một thói quen xấu. Tuy nhiên, người thở dài nhiều nhất trong nhà có lẽ lại chính là các bà mẹ bởi vô vàn những thứ phức tạp diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
Nói phạt nhưng không thực hiện
Khi trẻ mắc lỗi cha mẹ đôi khi sẽ nói sẽ phạt nhưng ngay sau đó có thể vì quên đi cũng có thể vì tha thứ ngay hoặc thương con mà bỏ qua những lỗi mà trẻ mắc phải. Nhiều lần như vậy trẻ sẽ thành thói quen cho tới khi nó trở thành tính xấu và khó để sửa đổi, dù lúc đó cha mẹ có muốn thay đổi đi chăng nữa đó là điều vô cùng khó khăn cho con...
Nguy hại "chết người" từ đồ ngọt với sức khỏe trẻ nhỏ Trẻ sẽ dễ mắc các bệnh như dị ứng, các vấn đề về da, đồng thời tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, tiểu đường, lão hóa sớm khi ăn nhiều đường... |