Một bài viết của bác sĩ nha khoa người Thái đã gây bão mạng xa hội sau khi cho biết một cậu bé bốn tuổi đã phải nhổ bỏ hoàn toàn 18 trên tổng số 20 chiếc răng sữa.
Theo như chia sẻ, cậu bé này thường ngủ thiếp đi trong khi vẫn ngậm núm vú giả trong miệng từ một bình sữa. Bài đăng này trên Facebook đã thu hút được hơn 40 nghìn lượt chia sẻ tại thời điểm viết bài, vị nha sĩ này khuyên các bậc cha mẹ nên cho con đánh răng thường xuyên và không để chúng ngủ với núm vú giả hoặc núm vú trong miệng, vì điều này làm tăng nguy cơ bị sâu răng.
Khi nào cho trẻ ngừng bú bình?
Theo các chuyên gia khoa nhi cho biết: “Các mẹ có thể bắt đầu cho trẻ ngừng bú bình khi trẻ được 6 đến 9 tháng tuổi. Đây là khoảng thời gian thích hợp nhất, bởi trẻ sơ sinh thường không làm khó các mẹ trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống của bé”.
Khi trẻ mọc răng, việc bú bình có thể gây hại, do đầu ti của bình làm bằng cao su, mà khi mọc răng trẻ lợi sẽ có cảm giác ngứa nên trẻ có thể sẵn sàng cắn và nuốt luôn đầu ti vào bụng, điều này cực kì nguy hiểm.
Bên cạnh đó, nếu cho trẻ bú bình vào ban đêm cũng dễ dẫn đến sâu răng, bởi sữa công thức có xu hướng tạo ra nhiều loại đường trong miệng của bé khi ngủ. Điều này giúp cho vi khuẩn có hại tấn công răng miệng của bé. Vì vậy, chỉ nên cho trẻ bú bình chậm nhất là tới khi trẻ được 12 hay 18 tháng tuổi.
Khi trẻ đã được 12 tháng tuổi, sữa mẹ không đủ cung cấp dinh dưỡng cho bé vì thế nên cho bé ăn dặm để có thể đảm bảo cho bé được cũng cấp đầy lượng dưỡng chất để phát triển một cách toàn diện. Nếu trẻ đã được bú bình quen, lúc đầu có thể bé sẽ khó chấp nhận với điều này.
Tuy nhiên, các bậc phụ huynh hãy thử tạo sự thoải mái với nhiều đối tượng khác thay vì bú bình như cho bé chơi đùa với những đồ chơi mà bé thích.