Lỡ cho nhiều muối vào đồ ăn, phải làm sao? Đừng đổ thêm nước, có mẹo hay để món ăn tròn vị

( PHUNUTODAY ) - Nếu lỡ nấu đồ ăn mặn, vẫn có cách "chữa cháy" cực hiệu quả, hãy cùng áp dụng nhé!

Thêm nước lọc

Đối với các món canh, súp, hoặc lẩu quá mặn, bạn có thể điều chỉnh bằng cách đổ một ít nước lọc vào món ăn để làm dịu vị mặn. Sau đó, nêm nếm lại với các gia vị như bột ngọt, bột nêm, tiêu, hoặc ớt để điều chỉnh vị theo khẩu vị của bạn.

1

Sử dụng chanh tươi hoặc giấm

Chanh tươi và giấm là hai thành phần thông dụng có khả năng giảm độ mặn trong món ăn. Đối với các món kho hoặc canh, bạn có thể thêm 1-2 muỗng cà phê nước cốt chanh để giảm mặn mà không ảnh hưởng đến hương vị gốc. Tuy nhiên, tránh thêm nước cốt chanh vào các món chứa sữa, vì điều này có thể gây kết tủa.

Sử dụng sữa chua không đường

Nếu không có chanh hoặc giấm, bạn có thể sử dụng sữa chua không đường để làm giảm độ mặn của món ăn. Thêm 1-2 muỗng cà phê sữa chua không đường vào món ăn và khuấy đều để hợp chất trong sữa chua giảm độ mặn một cách đáng kể. Hãy thêm từ từ và thử nếm thường xuyên để đảm bảo vị mặn phù hợp.

2

Sử dụng cà chua

Cà chua cũng có tác dụng điều chỉnh món ăn quá mặn. Cắt vài lát cà chua đặc vào món ăn đã nấu chín trong khoảng 15 - 20 phút, vị chua của cà chua sẽ giúp trung hòa độ mặn một cách hiệu quả.

Sử dụng mật ong

Mật ong cũng giúp điều chỉnh độ mặn cho món ăn. Thêm 1 muỗng cà phê mật ong vào các món canh, súp, món kho, và khuấy đều, giúp giảm độ mặn và tăng thêm hương vị cho món ăn.

Dùng lòng trắng trứng

Một phương pháp hơi phức tạp nhưng rất hiệu quả là sử dụng lòng trắng trứng gà. Khi món canh hoặc súp quá mặn, bạn tách riêng lòng trắng trứng gà và cho vào món ăn, sau đó đun sôi trong khoảng 5 - 10 phút. Khi lòng trắng trứng đã tan ra, bạn khuấy đều một lần nữa để đảm bảo việc trung hòa độ mặn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link