Cá chạch
Sách "Bản thảo cương mục" của thầy thuốc Lý Thời Trân có ghi chép rằng: Cá chạch vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ khí huyết, tráng dương, thanh nhiệt. Đặc biệt, cá chạch bổ ngang nhân sâm dưới nước, bởi vậy mới có câu nói "trên trời có bồ câu, dưới nước có chạch".
Chạch chứa nhiều chất đạm, chất béo, vitamin, niacin, sắt, phốt pho, canxi... Đặc biệt, tỉ lệ canxi trong chạch còn cao gấp 6 lần cá chép, hàm lượng vitamin B1 cao gấp 3-4 lần cá diếc.
Cá chạch rất thích hợp cho phụ nữ, người có thể trạng yếu, đổ mồ hôi đêm, người bị viêm gan cấp tính, người bị liệt dương, trĩ, lở ngứa ngoài da. Cách dùng chủ yếu để chữa bệnh và bồi bổ cơ thể là dưới dạng món ăn - bài thuốc.
Chạch còn có một tác dụng kỳ diệu là giúp tỉnh táo, giảm tác hại của rượu đối với gan, những người hay uống rượu nên ăn nhiều chạch.
Cá chạch có tác dụng rõ rệt đối với việc giảm vàng da, đặc biệt là trong bệnh viêm gan cấp tính. Nó cũng có tác dụng đáng kể trong việc phục hồi chức năng gan.
Giá trị dinh dưỡng của cá chạch
Cá chạch chứa rất nhiều giá trị dinh dưỡng và mang đến lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Theo Đông Y, cá trạch được đánh giá cao về giá trị dinh dưỡng rất nhiều so với các loại cá nước ngọt khác. Cụ thể trong 100g thịt chạch gồm: 16,9g protit, 2g lipit, 3,2g gluxit, 169mg canxi, 327mg photpho, 3,2mg sắt, các vitamin B1, B2, PP, E...
Một số nghiên cứu cho thấy, các hoạt chất vitamin trong cá chạch như: Vitamin A, B, C và canxi, sắt…giúp hỗ trợ rất tốt cho cho cơ thể để góp phần ngăn ngừa ung thư.
Trong cá chạch có chứa một loại axit béo không bão hòa, có khả năng chống lão hóa mạch máu, rất tốt cho người cao tuổi và lớp chất nhầy trơn ngoài da còn có tác dụng chống viêm kháng khuẩn.
Cách chọn cá chạch tươi ngon, thịt chắc
Để mua được cá chạch tươi ngon nhất, bạn nên mua ở các khu chợ hoặc cửa hàng chuyên bán đồ hải sản tươi, sống.
Khi chọn cá chạch hãy chọn những con còn sống, giãy mạnh và có thân hình to.
Hãy chọn con có phần mắt trong, da sáng bóng và phần mang đỏ tươi.
Không nên lựa những con cá đã chết hoặc nằm im lìm, vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến chất lượng món ăn và mùi vị của cá.
Không nên chọn những con quá nhỏ hoặc gầy, vì sẽ ít thịt và nhiều xương.
Lưu ý khi ăn cá chạch
Cá chạch nếu nấu chung với giấm, hay mơ khô dễ gây độc ngộ độc do độc tố gây ra. Nếu ăn chung với gan còn có thể bị gây ra bệnh phong.
Cá chạch là loài cá dinh dưỡng và có thể chế biến thành rất nhiều món ăn ngon, để cá khi chế biến không còn nhớt và bị tanh bạn chỉ cần sử dụng các nguyên liệu đơn giản có sẵn trong căn bếp nhà mình như: Giấm, tro bếp, nước nóng, lá tre, lá chuối,... chỉ cần dùng chúng rửa sơ hoặc chà trực tiếp lên cá thì sẽ làm sạch được nhớt có trên cá.