Loại cây gai góc được nhắc đến ở đây chính là xương rồng. Loại cây này óc khả năng sống mạnh mẽ, thích nghi với vùng khí hậu nóng bức, khô hạn. Ở nước ta, xương rồng được trồng nhiều ở các tỉnh như Quảng Nam, Quảng Bình, Bình Thuận, Bình Định... Cây được trồng chủ yếu với mục đích làm hàng rào hoặc làm cảnh.
Ít ai biết rằng, cây xương rồng có thể sử dụng làm thực phẩm. Có hai loại xương rồng ăn được tốt cho sức khỏe, được trồng phổ biến là xương rồng lê gai và xương rồng tai thỏ.
Ở Quảng Nam, Quảng Bình, từ lâu, người dân đã sử dụng xương rồng tai thỏ làm thực phẩm. Xương rồng có thể đem xào tỏi hoặc nấu canh, mỗi món lại có một hương vị hấp dẫn.
Xương rồng cũng có thể đem làm gỏi, luộc chấm mắm, kho cá cũng rất ngon.
Lợi ích của xương rồng đối với sức khỏe
Theo y học cổ truyền, xương rồng có vị đắng, tính hàn, có chứa độc tố. Mỗi bộ phận của cây xương rồng đều sẽ có những lợi ích khác nhau đối với sức khỏe.
Phần thân cây có tính chất sát khuẩn, giúp trị mụn nhọt, viêm da, tiêu thũng, trị đau răng, đau lưng... Phần lá cây có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trị bí đại tiểu tiện. Nhựa cây xương rồng cũng có tác dụng như chống ngứa, trị mụn, nấm...
Nghiên cứu của khoa học hiện đại chỉ ra rằng cây xương rồng có nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm, giảm đau như flavonoid, axit citric, fumaric, B-amyrin, Friedelan-3a-ol...
- Giảm lượng cholesterol
Theo nghiên cứu của Đại học Vienna, việc ăn lá xương rồng có tác dụng giảm lượng cholesterol trong máu. Trong một nghiên cứu được thực hiện với 68 phụ nữ ở Pháp, các nhà khoa học cũng nhận thấy những người ăn lá xương rồng trong vòng 4 tuần có lượng cholesterol và chất béo trong cơ thể đều giảm.
- Hỗ trợ điều tị bệnh tiểu đường
Theo một nghiên cứu được thực hiện với 24 người bệnh không bị béo phì cho thấy việc bổ sung lá xương rồng vào bữa ăn giúp họ giảm được 11% lượng đường trong máu.
- Giảm cân
Lá xương rồng chứa ít calo, giàu các loại vitamin, khoáng chất, cung cấp 17 loại axit amin, trong đó có 8 loại thiết yếu đối với cơ thể. Ăn xương rồng sẽ cung cấp một lượng vitamin dồi dào cho cơ thể trong khi chỉ nạp vào một lượng calo nhỏ (100 gram xương rồng có thể cung cấp 16 calo).
- Hỗ trợ tiêu hóa
Xương rồng giàu chất xơ, giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn. Ngoài ra, nó có tác dụng tăng cường khả năng giữ nước trong cơ thể, thúc đẩy hoạt động của đường ruột.
- Giảm chứng viêm
Xương rồng có chứa nhiều chất chống viêm có tác dụng bảo vệ các tế bảo của cơ thể, giảm tình trạng viêm loét, sưng phù, bảo vệ hệ tim mạch, tiêu hóa...
Một số lưu ý khi sử dụng cây xương rồng
Như đã nói ở trên, cây xương rồng có chứa độc nên khi sử dụng cần phải lưu ý. Phần nhựa cây chứa nhiều độc tố nên khi sơ chế nên tránh để nhựa tiếp xúc trực tiếp với da và mắt.
Lá xương rồng nhiều gay nên khi sơ chế cần khéo léo loại bỏ các gai nhọn, tránh để gai đâm vào tay. Thông thường, bạn chỉ cần loại bỏ phần gai, gọt bỏ lớp màng mỏng bên ngoài rồi thái xương rồng thành miếng. Rửa xương rồng với nước sạch. Đặt một nồi nước lên bếp và đun sôi. Cho xương rồng vào luộc trong khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Đem xương rồng ngâm vào vào nước lạnh cho nguội rồi vớt ra để ráo nước. Sau đó, bạn có thể lấy xương rồng đi xào nấu tùy sở thích.