Loại hạt trường sinh giàu protein hơn trứng, trẻ hóa hơn trà xanh có đầy ngoài chợ, giá rẻ bèo

23:04, Thứ bảy 23/09/2023

( PHUNUTODAY ) - Hạt lạc được gọi là quả trường sinh bởi nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như chất béo, lecithin, protein, axit amin rất tốt cho sức khoẻ.

Lạc là loại thực phẩm rất phổ biến ở Việt Nam, được bày bán rộng rãi cả ở chợ dân sinh cũng như trong siêu thị. Hạt lạc được gọi là "thần dược" ngũ cốc hay quả trường sinh bởi nó chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như chất béo, lecithin, protein, axit amin rất tốt cho sức khoẻ con người.

Những lợi ích to lớn của hạt lạc

hat-lac-1

+ Tốt cho tim mạch

Các bệnh về tim mạch và mạch máu não nguy hiểm không kém gì ung thư. Điều đáng mừng là các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, duy trì thói quen ăn lạc với lượng hợp lý có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và mạch máu não, đồng thời giúp tim mạch khỏe mạnh hơn. Kết quả này được chỉ ra trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí "Stroke", đã theo dõi 74.793 người trưởng thành Nhật Bản trong độ tuổi từ 45 đến 74 trong 15 năm. Nhóm tác giả phát hiện ra rằng những người ăn trung bình 4 hạt lạc mỗi ngày có ít khả năng mắc các bệnh tim mạch hơn những người không hề ăn lạc. Cụ thể:

- Giảm 16% nguy cơ đột quỵ tổng thể.

- Giảm 20% nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ.

- Giảm 13% nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

+ Chống lão hóa

Một trong những tác dụng của lạc là chống lão hóa, bởi loại hạt này rất giàu resveratrol, sắt và catechin. Công dụng của những chất này bao gồm làm chậm tốc độ lão hóa của tế bào, đồng thời có thể chống lại quá trình oxy hóa và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, giúp duy trì tình trạng da tốt.

+ Bổ sung canxi

Theo sự gia tăng của tuổi tác, tốc độ mất canxi càng nhanh, nếu không bổ sung canxi, cơ thể sẽ dễ bị loãng xương. Do vậy, người trung niên và người cao tuổi nên ăn lạc với số lượng nhất định để hấp thụ canxi, giúp đạt được hiệu quả ngăn ngừa sự xuất hiện của các bệnh về xương.

+ Bảo vệ dạ dày

Người đau dạ dày có thể thỉnh thoảng ăn một ít lạc, bởi trong lạc có rất nhiều protein có thể trung hòa axit dịch vị, đồng thời cũng giàu phospholipid, giúp thúc đẩy quá trình bài tiết gastrin trong cơ thể, đặc biệt là niêm mạc ruột non, do đó ức chế tiết axit dịch vị.

Hàm lượng mô xơ và dầu béo trong hạt lạc (đậu phộng) tương đối cao. Chức năng của những chất này là bôi trơn đường ruột, thúc đẩy quá trình bài tiết chất chuyển hóa, từ đó ngăn ngừa táo bón, giảm xác suất ung thư đường ruột.

4 nhóm người không nên ăn quá nhiều hạt lạc

+ Người đã cắt bỏ túi mật

Trong trường hợp bệnh túi mật nghiêm trọng, khiến bạn phải cắt bỏ túi mật, bạn không nên ăn lạc. Loại hạt này chứa nhiều chất béo, trong khi việc cắt bỏ túi mật khiến dịch mật tiết ra ít hơn, nếu ăn nhiều lạc sẽ làm tăng gánh nặng cho gan.

+ Người bị bệnh gút

hat-lac-4

Lạc là loại thực phẩm có hàm lượng purin trung bình, dễ làm tăng nồng độ axit uric sau khi vào cơ thể con người. Do đó, khi bị gút, bạn không nên ăn lạc.

+ Người bệnh tiểu đường

Hàm lượng đường trong lạc tuy không cao nhưng hàm lượng chất béo cao, nếu không xử lý kịp thời sẽ chuyển hóa thành đường, không có lợi cho việc ổn định lượng đường trong máu.

+ Người bị bệnh dạ dày ruột mãn tính

Đối với những người mắc các bệnh như thủng dạ dày, loét dạ dày cũng nên tránh ăn lạc, bởi vì lạc có hàm lượng calo cao, sau khi nhai, vụn lạc sẽ bám vào thành dạ dày, ảnh hưởng đến quá trình lành vết loét.

Một số lưu ý khi ăn lạc

- Tuyệt đối không ăn lạc mốc

Có một loại độc tố mà bạn hẳn đã nghe nói đến, được gọi là aflatoxin. Đây gần như là chất độc hại nhất trên thế giới. Aflatoxin có thể gây tổn thương gan trong trường hợp nhẹ và gây ra các tổn thương ác tính ở gan, chẳng hạn như ung thư gan, nếu hàm lượng cao hơn có thể gây tử vong.

Aflatoxin rất dễ hình thành trong đậu phộng mốc, bởi thành phần và cấu trúc của đậu phộng đặc biệt thích hợp cho sự phát triển và sinh sản của aflatoxin. Đặc biệt, cần lưu ý, chiên hoặc sấy đơn giản là vô ích và không thể loại bỏ aflatoxin. Sức sống của aflatoxin rất mạnh, nhiệt không thể tiêu diệt được. Ngoài ra, nếu thời gian chiên, quay hạt lạc quá lâu với nhiệt độ cao, aflatoxin có thể bị tiêu trừ nhưng các thành phần khác có hại cho cơ thể sẽ được hình thành.

Trên thực tế, aflatoxin sợ nhất chính là nước. Nếu bạn luộc lạc mốc trong nước thì hơn 90% aflatoxin sẽ bị tiêu diệt, nhưng vẫn có khả năng aflatoxin còn sót lại. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, nếu hạt lạc được bảo quản bị mốc hoặc đổi màu một chút, đừng ăn chúng.

hat-lac-5

- Không cho trẻ nhỏ ăn lạc vì dễ bị đi vào đường thở, nguy hiểm tính mạng.

- Người dị ứng không ăn lạc, đây là loại ngũ cốc dễ gây dị ứng. Các triệu chứng bao gồm nôn mửa, tiêu chảy, phù mạch (sưng), cấp tính đau bụng, chàm dị ứng trầm trọng, hen suyễn, và trong trường hợp xấu nhất là sốc phản vệ.

- Người thể hàn, tiêu chảy không ăn lạc, nếu dùng quá liều có thể gây tiêu chảy, hoặc khiến mắt, miệng, hoặc mũi bị khô. Người nhuận tràng, đại tiện lỏng do hàn thấp ứ trệ, không nên dùng lạc.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Vũ Thêm