Thực tế, đừng nhìn lá chanh trông nhỏ bé vậy nhưng hóa ra lại có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Trong lá chanh có chứa các thành phần như: Linalool, dầu limonene, synephrine, axit citric, canxi, sắt, photpho và các flavonoid bao gồm: hesperidin, poncirin, naringin và rhoifolin.
Trong đông y, lá chanh có vị cay ngọt, tính ôn với công dụng hoà đàm, chỉ khái, sát khuẩn và tiêu đờm, dùng để chữa ho do lạnh, cảm sốt không ra mồ hôi, hỗ trợ điều trị hen phế quản. Lá chanh còn thường được dùng trong các loại nước lá xông để giải cảm.
Bài thuốc thanh nhiệt, giải độc từ lá chanh
Nếu muốn mát gan, thanh nhiệt, giải độc cơ thể, bạn có thể dùng lá chanh, lá gai, lá cối xay, mỗi loại 12g, sắc cùng 3 bát nước. Sắc đến khi nước thuốc cô lại còn 1 bát, bạn chia thành 2 phần uống vào bữa sáng và bữa tối. Uống liên tục bài thuốc này trong 2 tuần để đạt hiệu quả cao nhất bạn nhé!
Độc tố tích tụ trong cơ thể hoặc nóng trong cũng gây ra tình trạng mụn nhọt. Ngay khi mụn chưa có mủ, bạn hãy dùng 10g lá chanh, 8g lá gai, 10g tinh tre phơi khô rồi tán thành bột. Bột này bạn mang đắp lên mụn nhọt, băng lại khoảng 10 phút. Mỗi ngày làm 2 lần như vậy mụn nhọt sẽ nhanh tiêu.
Tác dụng cụ thể của lá chanh
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Hương thơm đến từ các loại tinh dầu trong lá chanh có thể giúp giảm căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi.
- Giảm hôi miệng: Lá chanh có thể giúp giảm hôi miệng nhờ tinh dầu có trong nó. Ngoài ra, lá chanh còn giúp cải thiện sức khỏe răng miệng tốt và loại bỏ vi khuẩn có hại có thể tích tụ trong miệng nhờ đặc tính kháng khuẩn.
Sử dụng lá chanh như một kháng sinh tự nhiên: Lá chanh có chứa các chất kháng sinh tự nhiên, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh lý. Khi cảm thấy mệt mỏi hoặc hệ miễn dịch có dấu hiệu bị suy yếu, hãy thử đun sôi lá chanh với nước và uống khi còn ấm vào mỗi buổi sáng sẽ giúp tăng cường năng lượng cho một ngày mới.
Chữa trị bệnh cảm cúm: Lá chanh có chứa nhiều dưỡng chất giúp kích thích sản xuất bạch cầu tự nhiên. Điều này sẽ làm tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể, từ đó giúp đẩy lùi virus cảm cúm. Vì vậy, bạn có thể thêm lá chanh vào thực đơn bữa ăn hàng ngày hoặc nấu lấy nước uống để giúp phòng ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả.
Thúc đẩy quá trình trao đổi chất: Lá chanh có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của các loại virus gây bệnh hoặc phá hủy các tế bào khỏe mạnh của cơ thể. Đồng thời, việc uống nước lá chanh còn có thể kích thích tái tạo tế bào cơ thể và tạo ra tế bào khỏe mạnh hơn, tăng cường quá trình trao đổi chất.
Chữa ho: Chiết xuất vitamin C có trong lá chanh có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm cảm giác ngứa khó chịu và tránh được những cơn ho khan. Để khắc phục tình trạng này, hãy uống nước lá chanh đun sôi pha kèm với một ít đường thốt nốt hoặc mật ong.