Loại rau ngọt như nước ninh xương, đem đồ xôi ăn cực ngon: Giá bán 200 nghìn/kg vẫn cháy hàng

( PHUNUTODAY ) - Loại rau rừng này ngọt như nước ninh xương giúp kiềm chế rối loạn chuyển hóa canxi, ở Lạng Sơn, người dân đã sáng tạo ra một món xôi thơm ngon, mang đậm hương vị của núi rừng.

Ngày nay, vấn đề an toàn thực phẩm nóng hơn bao giờ hết nên người ta có xu hướng tìm đến các loại rau tự nhiên, dân dã. Một trong số đó, rau ngót rừng ngọt như nước ninh xương giúp kiềm chế rối loạn chuyển hóa canxi, ngoài ra còn đồ xôi cực ngon.

Rau ngót rừng là loại cây cối có giá trị sử dụng và kinh tế cao

rau-ngon-rung-2

Rau ngót rừng hay còn gọi là rau sắng được khai thác thoải mái và tự nhiên. Do vậy, hiện nay, giống cây này không còn có nhiều do con người khái thác liên tục và đang có nguy cơ bị đe dọa. Đến với các khu vực núi cao Phía Bắc, bạn có thể bắt gặp hình ảnh rau ngót rừng, chẳng hạn như các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình, Sơn La, Phú Thọ, Hà Nội (vùng chùa Hương). Cây sinh trưởng, phát triển ở những khu vực núi đá vôi.

Cây rau sắng có chiều cao trung bình từ 5 - 7m, cây thân gỗ, khi non, thân có màu xanh, khi già dần chuyển dần sang trắng mốc. Mỗi cây sẽ có đường kính khoảng 15 - 25 cm. Lá rau sắng mọc đơn, mỗi lá có chiều rộng khoảng 3 - 6cm, chiều dài khoảng 8 - 12cm mọc theo hướng so le nhau. Lá rau sắng giòn và nhẵn và dày. Hiện nay, có hai loại cây rau sắng đó là: rau sắng thân leo và rau sắng thân gỗ. Trong đó, về giá trị, thì rau sắng thân gỗ hơn hẳn so với rau sắng thân leo.

Trồng rau sắng nên lựa chọn những khu vực ven suối, núi đá, hốc đá, nơi có nhiệt độ dao động trong khoảng từ 22 - 24 độ C, độ ẩm không khí lớn hơn 84%, lượng mưa khoảng 2000 - 2500 mm. Cách trồng rau ngót rừng không quá khó. Rau sắng thích hợp trồng với đất ẩm, thường sinh sống dưới tán lá của các loài cây. Bạn có thể trồng cây rau sắng ở những vùng đất thịt nhẹ cho tới đất thịt trung bình, có khả năng thoát nước tốt nhưng vẫn giữ nguyên được độ ẩm cho cây.

Cách nấu rau ngót rừng rất đơn giản, nó tương tự như nấu rau ngót thường. Sau khi mua về, nhặt rau ngót lấy lá sau đó đem rửa sạch, để ráo và nấu canh cùng với thịt nạt hoặc tôm băm nhuyễn.

Món xôi hoa rau ngót rừng, một đặc sản của Lạng Sơn

59797834_2330168113903617_3357309367585079296_n

Cứ vào tháng 2 âm lịch hằng năm, trên những cánh rừng bạt ngàn của miền biên ải Xứ Lạng, thân cây rau ngót rừng lại mọc ra chi chít những chùm hoa nhỏ. Đây cũng là lúc, người dân lên rừng thu hái về chế biến thành những món ngon, trong đó không thể thiếu xôi hoa rau ngót rừng. Xôi hoa rau ngót rừng là một món xôi độc đáo của người dân tộc Tày, Nùng tỉnh Lạng. Từ nguyên liệu bình dị như gạo nếp, hoa rau ngót rừng, người dân đã sáng tạo ra một món xôi thơm ngon, mang đậm hương vị của núi rừng.

Không phức tạp như xôi lá cẩm hay xôi ngũ sắc, xôi hoa rau ngót rừng có cách làm khá đơn giản với những nguyên liệu hết sức dân dã, bình dị như: gạo nếp, hoa rau ngót rừng và thịt lợn. Rau ngót rừng, trong đó có hoa rau ngót có công dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Ngoài ra, ngót rừng rất giàu đạm nên được khuyên dùng thay thế đạm động vật nhằm hạn chế những rối loạn chuyển hóa can-xi gây loãng xương...

Gạo dùng để làm xôi ngon nhất là gạo nếp nương Tràng Định. Hạt gạo phải to, tròn, bóng mẩy. Loại gạo này không chỉ nổi tiếng thơm ngon mà khi đồ lên hạt gạo rất mềm, không bị nát và dù có để qua 1 ngày vẫn giữ được độ dẻo. Trước khi chế biến, gạo nếp được ngâm với nước khoảng 4 – 6 tiếng đồng hồ. Sau đó, người làm cho thêm một chút muối, trộn đều cùng với gạo để khi chín xôi sẽ có vị đậm đà.

Tiếp đó, người làm cho gạo vào chõ và mang lên bếp đồ trong khoảng 30 phút. Trước khi đồ, người làm xôi phải dùng đũa tạo thành các lỗ thông hơi trên bề mặt gạo đều giúp cho hạt nếp chín kĩ hơn.

Nguyên liệu chính tạo nên sự độc đáo, mới là của món xôi này là hoa rau ngót rừng. Vì vậy, để xôi đảm bảo được hương vị và không bị xơ, cứng khi thưởng thức, người chế biến cần chọn được hoa tươi. Sau đó, người làm sẽ đem hoa rửa sạch, cắt nhỏ. Còn đối với thịt lợn để làm xôi hoa rau ngót rừng, người chế biến cần chọn loại thịt nạc vai và đem băm nhỏ.

Để tạo hương thơm, trước khi xào, cần phi hành khô. Tiếp đó, thịt được cho vào đảo đến khi săn lại và nêm gia vị. Sau cùng, người chế biến sẽ cho hoa rau ngót rừng vào đảo đều cùng với thịt đến khi chín. Thông thường, công đoạn này sẽ mất khoảng 15 đến 20 phút.

Khi xôi đã chín, người chế biến sẽ tiến hành đổ xôi ra chậu sạch hoặc mẹt tre để đảo tơi và cho phần thịt xào cùng với hoa rau ngót rừng vào trộn đều. Tiếp đó, xôi hoa rau ngót rừng tiếp tục được cho vào chõ đồ trên bếp lửa thêm 5 phút nữa để các nguyên liệu hòa quyện lại với nhau. Xôi thành phẩm sẽ giữ nguyên được màu xanh bắt mắt của hoa rau ngót rừng với hương vị dẻo thơm của gạo nếp, vị đậm đà của thịt băm và vị ngọt bùi của hoa rau ngót rừng.

Tất cả các hương vị hòa quyện lại với nhau tạo nên món xôi vừa độc đáo, mới lạ, mang dư vị của núi rừng Xứ Lạng. Và có lẽ, bằng chính hương vị nồng nàn, đậm hồn quê ấy, xôi hoa rau ngót rừng đã thành công chinh phục khẩu vị của nhiều thực khách.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link