Đái dầm về đêm ở trẻ là chứng tiểu tiện không tự chủ được trong lúc ngủ |
Đái dầm về đêm ở trẻ là chứng tiểu tiện không tự chủ được trong lúc ngủ, thường gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi nhưng có khoảng 15% đến 20% trẻ dưới 5 tuổi mắc bệnh này, thậm chí có những trẻ ở độ tuổi từ 10 – 15 tuổi vẫn còn bị đái dầm.
Đái dầm ở trẻ được phân làm 2 loại: đái dầm tiền phát và đái dầm thứ phát. Đái dầm tiền phát diễn ra từ nhỏ và kéo dài đến sau 5 tuổi. Còn đái dầm thứ phát là trường hợp trẻ đã khỏi bệnh ở giai đoạn 3, 4 tuổi nhưng đến 6 - 7 tuổi thì bị lại. Thông thường, đái dầm tiền phát và thứ phát được điều trị như nhau, trừ khi xác định được bệnh lý, là thủ phạm gây đái dầm thứ phát. Để điều trị hiệu quả chứng đái dầm cần kết hợp cả điều trị hành vi và dùng thuốc.
Đái dầm đêm không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng có thể khiến trẻ mặc cảm, thiếu tự tin, ảnh hưởng đến giấc ngủ,…. Do đó bố mẹ có thể sử dụng 2 phương pháp dưới đây để sớm khắc phục tật này cho con.
Nguyên nhân trẻ hay đái dầm đêm
Hiện nay người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng của chứng đái dầm, nhưng có thể do rất nhiều các nguyên nhân sau:
Nguyên nhân về thể chất:
Do có vấn đề về mặt sinh lý, những dị tật bẩm sinh của bàng quang; khả năng phát triển bàng quang không tốt, hay bàng quang nhỏ quá; không kiểm soát được cơ của ống dẫn tiểu; nhiễm trùng đường tiểu; không kiểm soát được cơ bàng quang hoặc do chậm phát triển hệ thống thần kinh; động kinh vào ban đêm…
Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà bệnh nhân vẫn chưa muốn thức giấc, sẽ dẫn đến đái dầm. Các bậc phụ huynh thường than phiền rằng con cái ngủ say quá nên đái dầm. Nhưng sự thực đái dầm không liên quan tới giấc ngủ. Nếu chúng thức giấc kịp thời để đi tiểu thì sẽ đỡ bị đái dầm hơn.
Nguyên nhân về cảm xúc:
Đái dầm đôi khi là vấn đề liên quan đến cảm xúc như sự chống lại những áp đặt quá đáng của bố mẹ, bắt con cái phải nghe theo họ, chẳng hạn như con cái phải luôn sạch sẽ, khô ráo…
Hoặc trẻ bắt đầu đi học mẫu giáo hay tiểu học, trẻ gặp những khó khăn trong học hành.
Mẹ của trẻ sinh em bé, trẻ ít được quan tâm hơn hoặc được quan tâm nhưng không bằng lúc trước.
Bố mẹ thiếu khuyến khích, hoặc có những mong đợi, kỳ vọng quá sức đối với trẻ khiến trẻ cảm thấy bị căng thẳng
Cha mẹ, anh chị hay những người xung quanh chế giễu chê bai sẽ làm cho chứng đái dầm thêm trầm trọng hơn.
Điều trị bằng phương pháp hành vi
Đánh thức trẻ dậy đi tè
Vài giờ sau khi bé đi ngủ ba mẹ nên đánh thức trẻ dậy đi tè. Nhiều người cho rằng việc điều trị tè dầm ở trẻ bằng phương pháp này không hiệu quả, vì nó sẽ khiến cả bố mẹ cũng như trẻ bị mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, một số khác coi đây là biện pháp đơn giản mà bố mẹ có thể áp dụng trong khi chờ đợi bé tự “thoát khỏi” đái dầm.
Cho trẻ uống nhiều nước vào ban ngày
Khuyến khích bé tăng lượng nước uống vào ban ngày, nghĩ về cảm giác bàng quang đầy nước tiểu, đáp ứng ngay với tín hiệu đầu tiên từ bàng quang và đái kiệt mỗi lần tiểu tiện.
Hạn chế uống nhiều nước, sữa sau bữa tối
Để giúp hạn chế lượng nước tiểu thải ra vào ban đêm, bố mẹ không nên cho trẻ uống nhiều nước, sữa trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng, thay vào đó nên cho trẻ uống nhiều vào ban ngày. Tuy nhiên cần giải thích cho trẻ hiểu để tránh việc hiểu nhầm bố mẹ đang trừng phạt mình và tỏ thái độ chống đối bằng cách uống nhiều hơn.
Tư thế ngủ chuẩn nhất của mẹ bầu để ngon giấc, thai nhi an toàn (Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Dưới đây là tư thế ngủ chuẩn nhất của mẹ bầu để ngon giấc và thai nhi phát triển an toàn. |