Mang thai tuần thứ bao nhiêu thì bụng bị tụt xuống?

11:50, Thứ sáu 28/07/2017

( PHUNUTODAY ) - Trong thời gian mang bầu, có rất nhiều câu hỏi của các mẹ bầu cần có sự giải đáp. Vậy khi mang thai đến tuần thứ bao nhiêu thì bụng tụt xuống? Hãy cùng chúng tôi giải đáp những thắc mắc đó nhé!

Tại sao thai lại tụt xuống thấp?

Khi em bé sắp “đòi” ra, cơ thể mẹ sẽ phải trải qua những thay đổi để đáp ứng với đòi hỏi của bé. Bước đầu tiên là bé sẽ tự hướng tới “lối ra”, khi bé lọt xuống thấp hơn xuống xương chậu của mẹ. Đó là cách để bé chuẩn bị chào đời. Quá trình này làm giãn cơ vùng chậu khiến quá trình sinh nở dễ hơn.

Khi nào thì bụng mẹ bầu tụt xuống?

Thời gian 3 tháng cuối là khoảng thời gian cơ thể mẹ chuẩn bị cho sinh nở. Lúc này, bạn phải đối mặt với nhiều khó chịu như khó ngủ, đau lưng, ợ nóng, đặc biệt trong những tuần cuối thai kỳ. Vì vậy, khi càng gần ngày sinh bạn càng cảm nhận được rõ nét những dấu hiệu cảnh báo.

1.mang-thai-den-tuan-thu-may-thi-bung-tut-xuong-phunutoday.vn

 

Một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy cơ thể bạn đã sẵn sàng sinh con là bụng bầu tụt xuống thấp. Bởi khi em bé di chuyển xuống dưới, bào thai sẽ gây áp lực lên bàng quang khiến mẹ đi tiểu nhiều. Nếu mang thai lần đầu, thai có thể tụt trước lúc sinh 2-4 tuần. Nếu là con thứ, thai có khi chỉ tụt xuống ngay trước lúc sinh.

Các dấu hiệu khi tụt bụng mẹ nên biết

+ Khi em bé tụt xuống khung xương chậu của mẹ, mẹ sẽ thấy hình dáng bụng của mình thay đổi. Bụng sẽ nặng ở phần dưới hơn so với thời điểm trước đó.

+ Mẹ bầu dễ thở hơn khi em bé tụt xuống thấp. Trong quá trình phát triển, thai nhi lớn dần và liên tục tạo áp lực vào bụng, sườn và phổi.

Vì thế các bà bầu thường gặp triệu chứng khó thở, thở ngắn, hụt hơi. Tuy nhiên khi em bé nằm gọn trong khung chậu của mẹ, áp lực cũng bớt đi nhiều nên mẹ thở dễ dàng hơn.

+ Buồn tiểu nhiều hơn do em bé gần sát với bàng quang, gây áp lực lên bàng quang.

Khi nào thì mẹ bầu có dấu hiệu sắp sinh con?

Tụt bụng là dấu hiệu mẹ bầu sắp chuyển dạ. Ngoài ra mẹ bầu cần chú ý đến những dấu hiệu sau, xảy ra ngay sau khi có hiện tượng tụt bụng:

+ Âm đạo chảy máu, có thể do tử cung đang giãn mở ra và cơn chuyển dạ sẽ đến sớm thôi.

+ Em bé ít vận động hơn trong bụng mẹ cũng là một dấu hiệu báo sinh cần chú ý. Sau khi bị sa bụng, mẹ bầu cần theo dõi chuyển động của thai nhi, phòng trừ trường hợp nguy hiểm có thể xảy ra như suy thai, thai thiếu ối… Nếu mẹ phát hiện em bé ít đạp, mẹ có thể đến khám bác sỹ và xin tư vấn về cách đếm cử động của thai nhi.

+ Mẹ bầu bỗng có tâm lý “dọn ổ”, giặt giũ quần áo, chuẩn bị đồ đạc, trang hoàng nhà cửa… Hiện tượng tâm lý thú vị này dù chưa được giải thích khoa học nhưng nó là một trong những dấu hiệu báo sinh chính xác nhất.

+ Bị tiêu chảy cũng là triệu chứng hay xảy ra trước ngày dự sinh. Càng về gần ngày dự sinh, triệu chứng tiêu chảy càng rõ rệt.

+ Vỡ ối, rỉ ối là dấu hiệu cơn chuyển dạ sắp bắt đầu, chỉ khoảng sau vài giờ hoặc ngắn hơn. Đây cũng là triệu chứng báo động, mẹ cần đến bệnh viện ngay để tránh nguy cơ bị cạn ối, gây nguy hiểm cho thai nhi.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link