Bánh Chưng
Khí hậu nồm ẩm khiến bánh Chưng dễ bị mốc. Nếu bánh Chưng của bạn được bảo quản trong tủ lạnh mà bị mốc, bạn có thể gọt bỏ phần mốc bên ngoài và sử dụng phần bánh không bị mốc còn lại bình thường. Nếu bánh Chưng bảo quản ở nhiệt độ thường, nấm mốc lên thành sợi, bánh chuyển mùi chua thì lúc đó bánh đã không sử dụng được nữa, nên bỏ đi vì đó là hiện tượng mốc do nhiễm khuẩn.
Bánh Chưng có thể bị lại gạo. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần luộc lại bánh. Nhưng lưu ý là chờ nước thật sôi rồi mới thả bánh chưng vào.
Bánh Chưng có thể bị lại gạo. Để khắc phục tình trạng này, bạn chỉ cần luộc lại bánh. Nhưng lưu ý là chờ nước thật sôi rồi mới thả bánh chưng vào. |
Bánh mứt kẹo
Sau Tết, bánh, mứt, kẹo nên được bảo quản cẩn thận, tránh ẩm mốc. Bạn nên để bánh, mứt, kẹo trong những túi kín, tốt nhất là sử dụng túi bằng giấy thiếc. Hoặc bạn có thể tìm mua những lọ thủy tinh hút chân không để bảo quản, giúp bánh kẹo không bị hút ẩm, giữ nguyên độ giòn và trạng thái ban đầu.
Đặc biết, đối với mứt khô, khi hết Tết, bạn nên cho vào lọ thủy tinh sạch, khô, phủ một lớp đường trắng lên trên. Lớp đường trắng có tác dụng hút ẩm, giữ cho mứt luôn khô ráo, màu sắc trong. Với những loại mứt ướt như mứt quất, mứt hồng… bạn nên đun một chút nước đường rồi đem sao lại mứt đến khi mứt khô lại là có thể cất đi bảo quản.
Giò chả
Nếu lượng giò chả chuẩn bị còn dư lại nhiều, bạn nên cắt giò chả thành miếng vừa ăn, rim mặn với nước mắm rồi chia ra thành nhiều hộp nhỏ theo khẩu phần ăn của gia đình trong một bữa.
Nếu lượng giò chả chuẩn bị còn dư lại nhiều, bạn nên cắt giò chả thành miếng vừa ăn, rim mặn với nước mắm rồi chia ra thành nhiều hộp nhỏ theo khẩu phần ăn của gia đình trong một bữa. |
Nấm hương
Nhiều chị em còn mách cách bảo quản nấm hương khác là cho nấm hương vào túi nilon, túi bóng kính hoặc túi ziplog càng tốt, buộc chặt rồi cho vào giá chỗ cánh cửa tủ lạnh (ngăn mát), sẽ tránh được mốc mà giữ mùi thơm rất lâu.
Măng khô
Để bảo quản măng khô sau Tết, bạn có thể cho măng khô vào túi có khóa kéo và để ở những nơi tối, mát. Thời hạn sử dụng măng khô rất dài, bạn có thể bảo quản bao lâu tùy thích.
Còn nếu muốn để lâu, bạn cho măng vào nồi nước đun sôi khoảng 30 phút, để lửa nhỏ, đun tiếp một lát rồi vớt ra, cắt bỏ những chỗ già, rửa sạch. Dùng nước gạo hoặc nước đun sôi để nguội ngâm dùng dần, cứ 2 - 3 ngày thay nước một lần. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, chỉ nên ngâm từng ít một, ăn trong 2 - 3 ngày, hết lại nấu tiếp để dùng.
Đối với thực phẩm đông lạnh
Do tâm lý sợ sau Tết nhiều thực phẩm đắt đỏ, không ít các gia đình tích trữ đông lạnh nhiều các loại thịt, tôm, cá… từ trước Tết nên sau Tết một lượng thức ăn này có thể còn dư thừa. Với thực phẩm đông lạnh, chúng chỉ nên rã đông một lượng thực phẩm vừa đủ ăn, không nên rã đông toàn bộ. Đặc biệt các loại thịt khi rã đông là phải dùng hết không nên đông lạnh lại khiến vi khuẩn xâm nhập.
Việc để đông lạnh thực phẩm nhiều lần là một trong những nguyên nhân làm tăng sự phát triển ở các vi khuẩn có hại cho sức khỏe con người, dễ làm bạn bị ngộ độc thực phẩm hay mắc các chứng bệnh nguy hiểm khác.
Khi chế biến thực phẩm đông lạnh, nên sử dụng thực phẩm được mua trước, sau đó mới tới thực phẩm được mua sau, tránh để thực phẩm đông lạnh quá lâu, nấu ăn sẽ không còn ngon và bổ dưỡng nữa.
Đối thực phẩm tươi sống
Rau, hoa quả còn thừa sau ngày Tết đây là loại thực phẩm tươi rất dễ hỏng,nếu muốn bảo quản được lâu, bạn không nên rửa mà nhặt bỏ lá rau sâu, lá dập, phần bị hỏng, cắt bỏ phần rễ để ở nơi thoáng mát. Nếu cho vào tủ lạnh, rửa sạch rau, để ráo nước và cho vào túi xốp buộc kín, cho túi vào ngăn mát tủ lạnh (5 độ C). Đối với trái cây cũng vậy, rửa sạch để ráo, cho vào túi buộc kín trước khi bỏ vào tủ lạnh để bảo quản.
Sai lầm chết người khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sau tết (Sức khỏe) - (Phunutoday) - Sai lầm chết người khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh sau tết nhà nào cũng cần biết để tránh ngay! |