Mới bị chó cắn, cháu nội không dám đến đám tang ông vì sợ 'phát dại': Bác sĩ nói gì?

( PHUNUTODAY ) - Người Việt có quan niệm nếu bị chó cắn thì tuyệt đối không được đi đám tang. Vậy quan niệm này có đúng hay không và vì sao lại vậy.

Người Việt Nam thường có nhiều những quan niệm dân gian mà cho tới giờ vẫn được mọi người áp dụng. Ví dụ như việc cho rằng bị chó cắn thì không được tới đám ma vì dễ phát dại. Thực tế không ai biết điều này có thực sự đúng hay không. Nhưng vì lo sợ nên vẫn làm theo, từ đời này sang đời khác.

Mới đây trên mạng xã hội chia sẻ một câu chuyện như thế, nguyên văn như sau:

Ông nội mình sinh được 2 người con trai, cả hai con đều đã lấy vợ nhưng trong dàn cháu chắt chỉ có 1 đứa cháu trai (mọi người vẫn gọi là cháu đích tôn đó). Không phải có ý phân biệt gì đâu nhưng đại loại theo quan niệm thì cháu trai sau này sẽ nối dõi tông đường, gánh vác công việc của gia đình dòng họ.

Thế nhưng, hôm ông mình bị tai nạn mất thì không thấy cháu trai đâu cả, cả tang lễ không có mặt.

Hôm làm 3 ngày mọi người mới biết hóa ra 'cháu đích tôn' của ông vừa bị chó cắn hôm trước thì hôm sau ông mất. Vì thấy có nhiều người bảo là người bị chó cắn mà đi đám tang là dễ bị phát dại. Mà những người bị phát dại lên thì hầu như chẳng còn ai sống sót qua được cả mà. Thế nên bố mẹ không dám cho con về.

Chuyện thì cũng qua rồi nhưng mình vẫn thắc mắc mãi liệu quan điểm đó có đúng ko? Bị chó cắn là không được đến đám tang sao.

10

Các chuyên gia nói gì về vấn đề này?

Trả lời về vấn đề này, Ths. BS Duy Anh (BV E Hà Nội) cho hay: Chó là vật nuôi gần gũi với con người nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn mầm bệnh dại rất nguy hiểm. Virus dại chủ yếu lây nhiễm qua vết cắn, vết thương hở bị nước bọt của chó dính vào.

Tuy chưa có cơ sở khoa học nhưng dân gian từ lâu đã có quan niệm người bị chó dại cắn sẽ sớm phát cơn dại khi đi đám tang. Một số bác sĩ đã thấy người bị ốm, sưng tấy, cảm nhiễm… khi đi đám tang về xong bệnh tiến triển mạnh và sâu hơn. Dân gian gọi đó là hiện tượng nhiễm khí lạnh.

Ở góc độ khoa học, virus bệnh dại chủ yếu lây nhiễm qua vết cắn hoặc vết thương hở bị dính nước bọt của chó. Những người bị chó dại cắn vốn đã có thời gian ủ bệnh, cơ thể không khỏe mạnh và sức đề kháng yếu.

Khi đến những nơi được cho là âm khí mạnh như nghĩa trang, nhà tang lễ, đám ma… sẽ tiếp xúc với bầu không khí có nhiều vi khuẩn độc hại sản sinh từ quá trình phân hủy của thi thể. Cảm giác "lạnh" của môi trường đám tang là dấu hiệu nhiễm khuẩn do môi trường nhiễm khuẩn gây ra chứ không phải do nhiệt độ vật lý.

Tại các đám tang, bầu không khí có nhiều vi khuẩn gây hại, vì thế người có vết thương hở khi đến đám dễ bị nhiễm trùng hơn, làm cho bệnh trở nặng. Do đó, việc khuyến cáo người bị bệnh, bị thương, bị chó cắn… không tiếp xúc gần với đám ma theo kinh nghiệm dân gian cũng có phần đúng ở khía cạnh an toàn, vệ sinh theo khoa học.

Cũng theo góc độ tâm linh, người mới mất thường toát ra một thứ năng lượng mà khoa học chưa thể đo đếm được, có tác động xấu đến có thể với những người thể trạng đau ốm, yếu vía. Có thể người bị chó dại cắn do không đi tiêm ngừa dại, nọc dại ngấm sâu vào cơ thể và đúng thời điểm tới đám tang gặp âm khí khiến virus dại phát tác.

Bởi vậy các chuyên gia đã có lời khuyến cáo, những người bị đau ốm, bị mắc bệnh nan y, mới ốm dậy hoặc đang bị chó dại cắn… thì không nên tới đám ma. Đặc biệt những người bị chó dại cắn, người bị bệnh dại vết thương chưa lành… đến đám tang dễ bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng, khiến bệnh càng thêm nặng hơn.

Để an toàn tuyệt đối cho người bị chó cắn, các cơ quan y tế đã khuyến cáo sau khi bị chó cắn họ cần đi rửa sạch vết thương. Tùy vào kiểm tra y tế, bác sĩ sẽ hướng dẫn kiểm tra để đưa ra quyết định tiêm hay không tiêm.

Hậu sơ cứu, cần theo dõi chó từ 10 – 15 ngày, nếu chó vẫn bình thường thì có thể yên tâm. Nhưng nếu chó bỏ ăn, chết, mất tích hoặc bị bán mổ thịt thì phải đi tiêm vaccine phòng dại ngay nhằm tránh hậu quả đáng tiếc.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link