Gừng có danh pháp hai phần là Zingiber officinale Rosc, là loại cây nhỏ, lá có mùi thơm đặc trưng, thân rễ phát triển thành củ. Theo Đông Y, gừng có vị cay, tính ấm, kiện tì vị, ôn trung hạ khí, chống lạnh, giảm đau và vô vàn những công dụng khác. Theo các chuyên gia y khoa, gừng cũng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của chị em sắp làm mẹ. Một số tác dụng của gừng cho phụ nữ mang thai:
Giảm chứng ốm nghén
Ốm nghén là triệu chứng thường gặp ở các bà bầu trong ba tháng đầu. Gừng chính là vị thuốc giúp làm giảm đáng kể tình trạng này nhờ chứa các hoạt chất như: Gingerol, Zingerone, Shogaols… Các chị em đang mang thai có thể ngậm kẹo gừng thường xuyên mỗi ngày hoặc dùng một cốc nước gừng nóng với mật ong trước mỗi bữa ăn.
Điều chỉnh mức độ Cholesterol
Theo các nghiên cứu vừa được công bố trong thời gian gần đây thì gừng rất hữu ích trong việc giảm mức Cholesterol LDL xấu và làm tăng mức độ Cholesterol HDL tốt. Chính vì vậy, gừng giúp ngăn ngừa đông máu, giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu và giảm tỷ lệ đột quỵ do tim.
Tránh ho và cảm lạnhKhi mang thai, hệ miễn dịch sẽ trở nên yếu đi nên rất dễ mắc các bệnh thông thường như: Cảm, ho. Gừng sẽ giúp điều trị hiệu quả và nhanh chóng các căn bệnh trên, đồng thời giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể mẹ bầu.
Giảm đau
Trong gừng có chứa một hoạt chất tên là Zingibain – được ví như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Tinh dầu gừng hoặc bột nhão gừng thường được dùng trong mát-xa để làm giảm các cơn đau đầu, đau nửa đầu, đau cơ, viêm khớp, thấp khớp
Giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh
Thêm gừng vào các loại thức ăn hay nước uống chính là cách bổ sung thêm Vitamin C và sắt, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của thai nhi và làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh. Ngoài ra, gừng còn có tác dụng làm tăng lưu thông máu trong cơ thể, thúc đẩy nguồn cung cấp máu đầy đủ cho thai nhi.
Tuy nhiên khi bà bầu dùng gừng cũng nên cẩn trọng kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Ảnh hưởng đến thai nhi
Mặc dù gừng đôi khi được dùng để điều trị tình trạng ốm nghén, nhưng ăn quá nhiều lại có thể gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề khác, theo Trung tâm Y tế MayoClinic (Mỹ). Tiêu thụ gừng với liều lượng lớn có thể ảnh hưởng đến hormone giới tính của em bé hoặc gây sẩy thai, chảy máu khi manng thai.
Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng gừng nếu đang mang thai.
Nguy cơ chảy máu
Gừng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu vì vậy nếu bạn có tiền sử rối loạn chảy máu thì bạn nên tránh ăn bổ sung nhiều gừng dù ở bất kì dạng nào. Gừng cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu của bạn, nên có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường hay hạ đường huyết. Ăn nhiều gừng có thể làm cho một số nguy cơ bệnh tim nặng hơn.
Ăn nhiều gừng ảnh hưởng đến tiêu hóa
Ăn nhiều gừng sẽ gây ra chứng ợ nóng, tiêu chảy. Đấy là những tác dụng phụ khi ăn liêu lượng lớn. Theo kết luận của Trung tâm Y tế, Đại học Maryland (Hoa Kỳ), ăn quá nhiều gừng có thể gây ra chứng ợ hơi, đau bụng, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm giác có mùi gừng trong miệng.
Nếu bạn tiêu thụ một lượng lớn gừng tươi, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với tình trạng bệnh viêm ruột hoặc tắc nghẽn đường ruột.
Lưu ý khi sử dụng gừng
Dùng tốt nhất vào buổi sáng và buổi trưa
Trong dân gian Trung Quốc thường truyền nhau câu: "Sáng sớm ăn gừng, tốt hơn cả nước sâm; buổi tối ăn gừng, ngang với ăn thạch tín". Câu nói này cũng đủ nói lên tác hại của việc ăn quá nhiều gừng vào buổi tối.
Nguyên nhân là do vào buổi sáng, khí trong dạ dày nhiều, ăn một chút gừng sẽ giúp dương khí bốc lên, thúc đẩy tuần hoàn máu, kích thích tiết dịch dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa.
Ngược lại, đến lúc nửa đêm, âm khí thịnh phát, dương khí co lại, ăn gừng lúc này sẽ vi phạm quy luật sinh lý. Điều này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự trao đổi chất trong cơ thể.Không nên gọt vỏTheo Đông y, gừng có tính lạnh giúp tăng khí, chữa bệnh. Tính lạnh của gừng nằm chủ yếu ở vỏ gừng. Vì vậy, nếu bỏ vỏ gừng khi dùng thì tức là đã loại bỏ dược tính của gừng, làm biến đổi cả mùi vị của nó, khiến cho gừng từ tính lạnh biến thành tính nóng. Vì vậy khi sử dụng, bạn nên rửa sạch và để cả vỏ gừng.
Không ăn nhiều gừng
Mặc dù gừng rất tốt nhưng nó thuộc tính nhiệt nên ăn nhiều có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.
Không phải ai cũng ăn được gừng
Những người thường xuyên mất ngủ, khô cổ họng, táo bónhoặc bị áp xe phổi, bệnh lao, loét dạ dày, viêm túi mật, tiểu đường, đang mọc mụn, mắc các bệnh về gan, bệnh trĩ đều không nên ăn gừng.
Sốt cao không ăn gừng
Uống nước gừng có thể giảm bớt tình trạng cảm lạnh, thế nhưng nếu sốt cao mà cho uống nước gừng sẽ gây ra họa. Bởi gừng có tính nhiệt, sẽ khiến thân nhiệt của người bệnh cao lên, gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.
Không ăn gừng bị dập
Gừng tươi đã bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh là safrol. Chất này có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan.