Nấu canh cua gạch đóng thành tảng nổi tự nhiên, nước trong không tanh: Chỉ cần 1 mẹo

17:42, Thứ bảy 04/11/2023

( PHUNUTODAY ) - Khi nấu canh cua, chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn dưới đây, canh sẽ ngon như bạn ăn ngoài hàng.

Canh cua là món ăn dân dã được người Việt cực kỳ yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách nấu canh cua làm sao để gạch nổi tự nhiên thành tảng ngon và đẹp mắt, hãy tham khảo bài viết sau:

canh-cua

Nguyên liệu để nấu canh cua

- Cua đồng : 300g

- Rau mùng tơi : 1 mớ

- Mướp hương : 1 quả (có thể cho hoặc không cho)

- Hành khô: 1 củ

- Muối, mắm, hạt nêm

Cách nấu canh cua

Bước 1 : Sơ chế trước khi nấu canh cua

- Cua đồng cho muối, nước lọc rửa sạch.

- Hành khô bóc vỏ thái lát mỏng hoặc đập dập băm nhỏ.

- Mùng tơi nhặt lá thái nhỏ.

- Mướp gọt vỏ thái lát chéo.

- Bóc mai cua để riêng để lát khều phần gạch

- Bóc bỏ phần miệng cua vứt đi

- Để riêng mai cua và thân cua ra 2 bát

- Khều gạch từ mai cua để ra bát con

- Cho phần thịt cua vào cối giã nhuyễn, lọc 2 lần lấy nước từ thịt cua, bã bỏ đi.

canh-cua1

Bước 2: Nấu canh cua

- Sau khi giã cua và lọc lấy nước nhớ bỏ chút muối cho đậm đà. Rồi lấy đũa khuấy đều, khuấy nhanh theo một vòng tròn, để lửa lớn, nhớ khuấy đến khi nào gạch cua bắt đầu từ từ nổi lên thì dừng.

- Sau đó, phải canh lửa cho đến khi gạch cua nổi hết, tiếp đến mới giảm lửa nhỏ lại và múc gạch cua ra để tránh cho gạch bị vỡ.

- Và với riêu cua thì xào cà chua đổ vào, với canh mồng tơi mướp thì thả mồng tơi thái nhỏ, rồi đến mướp hương sau cùng mới thả gạch cua vào rồi múc ra bát.

Với cách nấu canh cua này, đảm bảo canh cua gạch đóng tảng nổi tự nhiên.

Chúc các bạn thành công khi nấu canh cua với các bước này.

canh-cua3

Lưu ý khi ăn canh cua đồng, bạn không nên kết hợp với những thực phẩm sau:

Canh cua đồng kỵ khoai lang

Cua đồng không nên được kết hợp với khoai tây và khoai lang. Điều này bởi vì khoai tây và khoai lang chứa axit phytic, trong khi cua đồng lại giàu canxi. Khi hai chất này nhập vào cơ thể, chúng tương tác và tạo thành muối.

Hiện tượng này làm cho cơ thể không thể hấp thụ canxi từ cua đồng và "loại bỏ" muối này thông qua hệ bài tiết, gây thiếu hụt cả muối và canxi trong cơ thể. Ngoài ra, canxi bị ngăn cản khỏi đi đến các cơ quan khác bởi axit phytic. Điều này có thể gây tích tụ canxi trong thận và tiềm ẩn nguy cơ suy thận và viêm thận. Thay vì để 2 loại thực phẩm này cùng xuất hiện trong mâm cơm thì chúng ta có thể tách ra hôm nay món này, hôm sau món khác.

Canh cua đồng kỵ quả giàu vitamin C

Các loại trái cây như cam, kiwi, hồng,... đều giàu vitamin C, nhưng cũng chứa một lượng lớn axit tannic. Khi chất này kết hợp với chất dinh dưỡng trong cua, sẽ xảy ra hiện tượng kết tủa gây hại cho hệ tiêu hóa và có thể gây ngộ độc nếu ăn quá nhiều.

Canh cua đồng kỵ mật ong

Theo y học cổ truyền, mật ong và cua đồng là hai loại thực phẩm không phù hợp khi kết hợp với nhau. Tính hàn của cua đồng và tính nhiệt hỏa của mật ong tạo ra phản ứng mạnh trong hệ tiêu hóa. Khi ăn chung, có thể gây ra tiêu chảy trong vài ngày hoặc thậm chí gây ngộ độc cua đồng, có nguy cơ đe dọa sức khỏe.

Canh cua đồng kỵ nước trà

Theo các chuyên gia, không nên sử dụng nước trà để chế biến cua và cũng không nên uống nước trà trong vòng 1 tiếng sau khi ăn cua.

Nguyên nhân là vì trong trà có chứa chất tannic kết hợp với thịt cua gây khó tiêu và hấp thu các chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, nước trà cũng có thể gây đau bụng và tác động tiêu cực đến hệ tiêu hóa.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.com.vn copy link
Tác giả: Thạch Thảo