Thận là cơ quan nội tạng quan trọng của cơ thể. Chức năng chính của thận là loại bỏ chất thải và nước dư thừa từ máu.
Mỗi ngày, thận gạn lọc khoảng 200 lít máu và sản xuất khoảng 2 lít nước tiểu để đảm bảo cơ thể không có những chất tồn dư độc hại. Thận trở nên suy yếu và được coi là có bệnh khi một phần hoặc toàn bộ phần thận mất khả năng thực hiện các chức năng bình thường:
Những thay đổi có thể gặp khi đi tiểu:
– Đi tiểu đêm thường xuyên: Nếu bạn bỗng dưng chuyển sang một giai đoạn cần đi tiểu đêm thường xuyên, đó có thể là dấu hiệu của bệnh thận. Khi chức năng lọc của thận bị suy yếu, nhu cầu đi tiểu sẽ gia tăng.
Tuy nhiên, đây còn là dấu hiệu của những căn bệnh khác như nhiễm trùng đường tiểu hoặc phì đại tuyền tiền liệt ở nam giới.
– Nước tiểu có nhiều bọt: Khi đi tiểu, bạn thấy nước tiểu có quá nhiều bọt, đặc biệt là bọt lâu tan thì chứng tỏ trong nước tiểu có quá nhiều protein. Điều này chứng tỏ chức năng thận của bạn đã bị rối loạn.
– Nước tiểu có máu: Khi thận hư, các tế bào máu có thể bị rò rỉ ra ngoài theo đường tiểu. Vì vậy bạn có thể thấy trong nước tiểu có máu. Tuy nhiên, triệu chứng này còn cảnh báo nhiều căn bệnh khác như khối u, sỏi thận hay bị nhiễm trùng…
– Những triệu chứng khác khi đi tiểu: Những dấu hiệu khác cảnh báo bệnh thận mà bạn có thể gặp phải là nước tiểu có màu tối, màu nhạt hơn bình thường, khi đi tiểu cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn…
Những dấu hiệu khác cảnh báo bệnh thận:
– Phù: Một trong những chức năng chính của thận là loại bỏ lượng nước dư thừa ra khỏi cơ thể. Khi thận suy yếu, chất lỏng dư thừa không được loại bỏ và tích tụ lại trong cơ thể khiến bạn bị phù ở các bộ phận cơ thể như chân, tay, mặt, bàn chân, cổ chân…
– Ngứa: Khi thận bị suy, các chất thải không được đào thải khỏi máu gây nhiễm độc cơ thể. Một trong những biểu hiện của sự nhiễm độc là da bị ngứa.
– Đau chân, đau cạnh sườn: Người bị bệnh thận thường gặp các triệu chứng đau ở lưng hoặc sườn. Nguyên nhân là do các nang trong thận chứa đầy chất lỏng to lên và gây đau.
– Buồn nôn và nôn: Sự tích tụ quá nhiều chất thải trong máu gây ra chứng ure huyết, chứng này có thể khiến bạn gặp tình trạng buồn nôn và nôn.
– Hơi thở có mùi nước tiểu: Chứng ure huyết do thận yếu cũng khiến cho hơi thở bạn có mùi amoniac.
– Mệt mỏi: Khi thận khỏe mạnh, chúng taọ ra hormone gọi là erythropoi-etin, hormone này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.
Khi thận bị hỏng, hormone ery-thropoietin ít được tạo ra, cơ thể có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn. Chính vì vậy, đầu óc và hệ cơ sẽ nhanh chóng kiệt sức. Tình trạng này còn gọi là thiếu máu có liên quan đến thận.
– Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, mất tập trung: Khi thận yếu dẫn đến tình trạng thiếu máu thì não sẽ không được cung cấp đủ oxy. Dễ hiểu là bạn sẽ gặp cảm giác hoa mắt, chóng mặt và không thể tập trung.
Điều này còn dẫn đến cảm giác ớn lạnh cho dù bạn có đang ở trong một môi trường ấm áp.
– Cảm thấy hơi thở nông: Người bị thận có thể gặp cảm giác hơi thở của mình nông, không sâu, như bị hụt hơi. Nguyên nhân là do chất lỏng dư thừa trong cơ thể tích tụ lại trong 2 lá phổi, cộng với thiếu máu sinh ra chứng thở nông.
Sự thay đổi màu nước tiểu:
-Nước tiểu bình thường trong và có màu từ vàng nhạt tới màu hổ phách sậm do chứa sắc tố gọi là urochrome. Tuy nhiên màu sắc nước tiểu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như:
- Uống ít nước thì nước tiểu có màu vàng (do bị cô đặc lại). Càng uống nhiều nước màu nước tiểu càng nhạt. Nếu thấy nước tiểu đỏ như màu nước trà, thường là do có lẫn mật.
- Lấy nước tiểu ra cho vào một cái lọ, đậy nút rồi lắc mạnh. Nếu thấy có nhiều bọt là chắc chắn có mật. Soi gương thấy da chuyển sang màu vàng thì cần đến bác sĩ để kiểm tra và xin chỉ định của bác sĩ để điều trị nếu thấy cần thiết.
-Nếu thấy có lẫn máu trong nước tiểu (màu đỏ máu) thì nhất thiết phải đến bệnh viện để kiểm tra xem do sỏi thận, do nhiễm khuẩn hay đôi khi có thể do ung thư.
-Mỗi người có hai quả thận nằm hai bên xoang bụng. Mỗi phút có khoảng 130ml máu đi qua thận. Thận làm nhiệm vụ lọc máu. Đa số nước, muối, các chất dinh dưỡng được hấp thu lại vào máu. Một số nước, Urê và các chất thải khác chuyển thành nước tiểu theo 2 ống gọi là niệu quản đưa xuống bàng quang.
-Mỗi ngày có khoảng 1,5 – 2 lít nước tiểu được sinh ra. Nếu cơ thể thiếu nước thì kích tố ADH (antidiuretic Hormone) sinh ra từ tuyến yên sẽ điều chỉnh để có cảm giác khát và tìm nước uống.
Cách phòng tránh bệnh thận:
– Uống đủ nước: Mỗi ngày bạn nên uống từ 1,5 – 2 lít nước đảm bảo cung cấp đủ nước cho thận làm việc tốt.
– Hạn chế dùng muối vì muối gây hại thận và là một trong những nguyên nhân tăng huyết áp.
– Không hút thuốc lá: Hút thuốc lá làm cho bệnh thận tiến triển nhanh hơn.
– Không dùng thuốc bừa bãi: Khi dùng thuốc cần có sự hướng dẫn và kê đơn của bác sỹ vì có rất nhiều thuốc gây hại cho thận.
– Không lạm dụng thuốc nhuận tràng và thuốc lợi tiểu.
– Có chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng để tránh bị tăng trọng lượng và thừa cholesterol.