1. Ngủ ít
Trường Đại học Boston, Mỹ đã thực hiện và đưa ra kết quả rằng, giấc ngủ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc loại bỏ chất chuyển hóa độc hại β-amyloid trong não. Ngược lại, nếu cơ thể bị thiếu ngủ có thể dẫn đến sự tích tụ chất này này trong não, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer - một chứng bênh gây suy giảm trí nhớ ở người già.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, việc ngủ ít dẫn đến tình trạng bị thiếu ngủ có thể làm tăng hàm lượng calo hấp thụ trong khi lượng calo trong cơ thể không hề thay đổi, từ đó khiến mỡ nội tạng ngày càng tích tụ thêm. Bên cạnh đó, theo một nghiên cứu khác được đăng trên Tạp chí Y học Anh đã kết luận tằng, thiếu ngủ có thể làm giảm khả năng miễn dịch và làm thay đổi quá trình trao đổi chất khiến cho nguy cơ mắc các bệnh mãn tính tăng cao.
2. Ngủ muộn
Thói quen đi ngủ muộn ở nhiều người không chỉ dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày như buồn ngủ, mệt mỏi vào ban ngày mà còn khiến tinh thần bạn bị rơi vào trạng thái căng thẳng trong một khoảng thời gian dài. Biểu hiện dễ nhận biết là bạn trở nên thiếu kiên nhẫn, căng thẳng và luôn cảm thấy lo lắng. Không những vậy, việc thức khuy còn có thể gây rối loạn đồng hồ sinh học, khiến cho chất lượng giấc ngủ suy giảm hoặc mất ngủ. Những vấn đề này sẽ dẫn đến làm suy giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, rối loạn chuyển hóa, tăng nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa, bệnh tâm thần như trầm cảm hay lo âu...
Và trên thực tế, dù cho bạn có đảm bảo đủ thời gian ngủ hàng ngày đi chăng nữa thì thói quen ngủ muộn vẫn rất có hại cho sức khỏe, nên thay đổi ngay. Sau khi các nhà nghiên cứu tại Đại học Northwestern, Hoa Kỳ và Đại học Surrey của Vương quốc Anh với sự tham gia của 430.000 người đã cho ra kết quả rằng, những người thường có thói quen thức khuya sẽ có nguy cơ mắc hàng loạt các bệnh như tiểu đường, rối loạn chức năng tiêu hóa và các bệnh về hệ thần kinh cao hơn so với những người đi ngủ sớm. Không những vậy, trong khoảng thời gian theo dõi 6 năm rưỡi, những người ngủ muộn có nguy cơ tử vong sớm cao hơn 10% so với những người ngủ sớm.
Theo các chuyên gia, thói quen ngủ muộn hay ngủ ít đều có những tác hại nhất định đối với sức khoẻ, nhưng nếu bạn biết điều chỉnh đồng hồ sinh học sao cho hợp lý thì có thể giảm thiểu và cải thiện tình trạng này. Theo một nghiên cứu được công bố của nhóm nghiên cứu trường Đại học Cambridge, Vương quốc Anh đã kết luận rằng, ngay cả trong trường hợp cơ thể bị phong bế hoàn toàn hệ thần kinh tự động thì nhịp tim vẫn có thể thay đổi vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Điều này có nghĩa là việc ngủ hay không hoặc ngủ không đủ giấc đều đang “chống lại” chức năng hoạt động bình thường của tim.
Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Tim mạch Châu Âu - Y tế số, các nhà nghiên cứu đã khảo sát 88.026 người tham gia được cung cấp bởi UK Biobank từ năm 2006 đến 2010. Trong thời gian theo dõi trung bình là 5.7 năm, 3.172 người tham gia đã mắc bệnh tim mạch. Sau khi họ điều chỉnh các yếu tố gây nhiễu như tuổi tác, giới tính, thời gian ngủ, giấc ngủ không đều, tình trạng hút thuốc, chỉ số khối cơ thể, bệnh tiểu đường, huyết áp…, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những người bắt đầu đi ngủ vào lúc nửa đêm hoặc muộn hơn có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất, còn những người ngủ trong khoảng thời gian từ 22:00 đến 22:59 thì có tỷ lệ mắc bệnh là thấp nhất.