Người khôn ngoan chẳng bao giờ hé 5 lời này, kẻ dại càng nói thì tài vận càng bay đi

14:34, Chủ nhật 12/03/2023

( PHUNUTODAY ) - Người thông minh biết cách đối nhân xử thế khôn ngoan, giao tiếp thông minh và hiệu quả. Trong đó, có 6 điều mà họ tuyệt đối tránh xa:

1. Lời nói phàn nàn, oán trời trách đất

Người xưa có câu “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.”

Khi con người gặp phải chuyện gì không vừa ý thì trước khi oán trách trời đất, số phận hay người bên cạnh, chúng ta nên xem xét lại chính mình. Đầu tiên, hãy tự xem bản thân có làm gì sai không để kịp thời sửa chữa.

Nhiều người vừa mới bắt đầu gặp khó khăn đã bắt đầu oán trách. Họ không thấy những thiếu sót của bản thân mà chỉ mặc nhiên cho rằng số mình khổ, lúc nào cũng muốn tỏ ra mình là người bị hại.

Hãy nhớ rằng khi gặp khó khăn thì nên biết cách nhìn nhận lại bản thân, cố gắng hơn nữa bởi nếu chỉ biết oán trách thì cuộc sống càng nghèo khổ mà thôi.

Như người ta thường nói: "Không ai nghèo ba họ không ai khó ba đời." Cho dù nghèo khổ nhưng nếu làm việc chăm chỉ rồi cũng có ngày công thành danh toại. Ngay cả những người khi giàu rồi cũng phải luôn luôn nỗ lực để giữ được tài sản của mình. Vì thế, không có lý do gì mà chúng ta cứ thản nhiên chấp nhận “cái nghèo”, chỉ than trời trách đất mà không nỗ lực thay đổi bản thân.

2. Lời nói ngông cuồng

Có câu: "Trời cuồng ắt có mưa, người ngông ắt gặp họa".

Dù tài giỏi đến mấy, nếu ngông cuồng, trước giờ chưa bao giờ có được kết cục tốt đẹp. Kẻ trí thực sự là người biết tránh xa hai chữ "kiêu căng".

Bất kể một người dù có thành tựu đến đâu thì cũng đừng quá tự mãn, đừng chỉ coi bản thân mình là đúng, người khác đều sai.

Vốn dĩ núi cao còn có núi cao hơn, người giỏi luôn có người giỏi hơn. Nếu như một người sống không biết khiêm nhường, lúc nào chỉ biết khoe khoang thì sớm muộn cũng sẽ phải gánh hết những hậu quả.

Những người luôn giữ hòa khí với người khác thường là người được người khác tôn trọng, còn người ngông cuồng, dù vinh quang được chốc lát, nhưng sau lưng lại có khối người ghét bỏ.

download (22)

3. Lời nói thừa thãi, gieo rắc thị phi

Nếu như có thời gian thì bạn nên ngồi tĩnh tâm rồi suy nghĩ về bản thân mình, đừng dành thời gian để “đưa chuyện” về người khác. Những câu chuyện như vậy đều rất vô nghĩa, không đem lại bất cứ giá trị nào cho bạn mà ngược lại, còn vô tình gieo rắc thị phi, ươm mầm tai họa.

Vốn dĩ không có ai là hoàn hảo, nên cái chuyện đi bàn luận đúng sai trong thiên hạ càng khiến bản thân trở nên khó khăn hơn mà thôi.

Có câu: "Ăn uống có thể linh tinh, nhưng tuyệt đối đừng nói bừa". Nếu ăn uống linh tinh, bạn chỉ bị đau bụng. Nhưng lời nói sai lầm, không chính xác lại có thể hủy hoại cả một đời người.

Do đó, kẻ trí luôn nói không với lời đồn, người thông minh chẳng tin điều nhảm nhí, kẻ khôn ngoan luôn biết lựa lời mà nói. Nói có sự xác thực, vừa là bảo vệ người khác vừa là bảo vệ chính bản thân.

4. Tự ý phơi bày, vạch trần những chuyện riêng tư khó nói hoặc khuyết điểm cá nhân của người khác

Mỗi người đều có những giới hạn cấm kỵ riêng của mình. Những khuyết điểm hay vấn đề riêng tư là đề tài đáng lẽ không bao giờ được nhắc đến, nhất là cho mục đích “đưa chuyện” vì chúng gây ra cảm giác tổn thương, khó chịu, thậm chí là oán hận cho người trong cuộc.

Hơn nữa, chúng cũng khiến người khác dễ dàng gán cho bạn cái mác “miệng rộng”, “đưa chuyện”. Như vậy, dần dà mọi người sẽ tự động xa lánh, cô lập, không còn muốn giao tiếp với bạn.

5. Nói chuyện quá thẳng thắn

Có câu rằng: “Lương ngôn nhất cú tam đông noãn, ác ngữ thương nhân lục nguyệt hàn”, còn có nghĩa là: “Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng.”

Tôn Tử cũng từng nói : “Tặng người lời nói, quý như châu báu, hại người bằng lời, hơn cả kiếm giáo.”

Có thể thấy, bất cứ lời nói tùy ý nào đều đem lại những kết quả khác nhau. Lời tốt đẹp khích lệ người khác sẽ mang đến thiện lành, còn lời nói xấu làm tổn thương người lại có thể gây ra những hậu quả khôn lường.

Một người khôn ngoan trước khi nói bất cứ điều gì đều biết đạo lý “uốn lưỡi 7 lần”. Cần suy nghĩ kỹ càng đến cảm nhận của người đối diện, nếu lời nói mang tính nhạy cảm, cần diễn đạt sao cho uyển chuyển, ít mang tính xúc phạm nhất. Không bao giờ nên lấy “thẳng thắn” làm cái cớ để thốt ra những lời tổn thương người khác.

chia sẻ bài viết
Theo:  xevathethao.vn copy link
Tác giả: Vũ Ngọc