Nguyên tắc "6 không" khi uống nước ép trái cây để tránh gây hại cho sức khỏe

( PHUNUTODAY ) - Tuy nước ép trái cây rất tốt cho sức khỏe nhưng nếu không biết uống đúng cách sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng của chúng, thậm chí còn gây hại đến sức khỏe.

Một trong những cách đơn giản nhất để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể đó chính là uống một ly nước ép trái cây giàu vitamin mỗi ngày. Đồng thời, việc làm này còn giúp các chị em có thể gìn giữ làn da sáng mịn và vóc dáng cân đối của mình.

Ngoài ra, uống nước ép hoa quả cũng là cách bổ sung nước rất tốt cho cơ thể, đặc biệt là trong những ngày thời tiết màu hè nắng nóng. Mặc dù, nước trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể, nhưng bạn cần phải uống đúng cách nếu không sẽ gây hại cho cơ thể. Cụ thể: 

1. Không uống vào sáng sớm hay khi đói bụng

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, bạn không nên uống nước ép trái cây vào buổi sáng sớm mới thức dậy hay khi đang đói bụng. Nguyên nhân là do, lúc này trong dạ dày không có chứa thức ăn nên các chất axit có trong nước ép sẽ rất dễ dàng có thể gây tổn hại dạ dày. Thời điểm uống nước ép tốt nhất là giữa 2 bữa ăn, hoặc trước bữa ăn khoảng từ 30-40 phút.

Không những vậy, trong nước ép trái cây còn có hàm lượng đường nhất định giúp bổ sung thể lực nhanh chóng, nên nước ép trái cây cũng thích hợp để uống sau khi vận động hay khi cơ thể đang mệt mỏi.

uong-nuoc-ep-trai-cay-nhu-the-nao-moi-tot-cho-suc-khoe-3

2. Không hâm nóng

Trong thời tiết lạnh giá của mùa đông, không ít người có thói quen hâm nóng nước trái cây để có thể giữ ấm cho cơ thể. Nếu bạn cũng có thói quen như vậy thì hãy dừng lại ngay bởi việc làm này không hề tốt như bạn tưởng tượng. Vitamin C có trong nước trái cây rất dễ bị biến chất hoặc bay hơi khi gặp phải nhiệt độ cao. Chính vì vậy, việc hâm nóng nước ép sẽ làm triệt tiêu loại vitamin có trong hầu hết các loại nước trái cây này. 

3. Không pha với sữa

Hàm lượng axit tartaric có trong nước ép trái cây sẽ phản ứng với protrin có trong sữa khi pha chung hai loại thức uống này với nhau gây trở ngại cho quá trình hấp thụ của cơ thể, đồng thời có thể gây ra triệu chứng đau bụng với những người vốn có sức khỏe dạ dày yếu. Bởi vậy, để có thể bảo vệ tốt cho hệ tiêu hóa, bạn không nên uống sữa và nước ép trái cây chung hoặc quá gần nhau mà hãy uống cách nhau ít nhất khoảng 30 phút. 

cach-lam-sinh-to-dua-hau-sua-tuoi-mat-lanh-dep-da-201908310641347892

4. Không uống cùng với thuốc tây

Rất nhiều người có thói quen dùng luôn nước hoa quả hoặc nước ép trái cây để uống thuốc tây hoặc vừa uống thuốc xong đã lấy luôn hoa quả để ăn giúp giảm bớt đi vị đắng của thuốc, gây khó chịu. Nhưng trên thực tế, theo các chuyên gia đây là một việc làm hoàn toàn sai lầm vì từ một loại thức uống tốt cho cơ thể sẽ trở thành thứ gây hại nếu uống chung với thuốc tây.

Chẳng hạn như, các loại thức uống trái cây như nước cam, nước táo, bưởi hay dứa… có thể làm giảm sự hấp thu của một số loại thuốc, khiến cho chất sinh học ở ruột đảm nhận việc chuyển vận thuốc vào máu không thể hoạt động.

5. Không sử dụng thìa kim loại để khuấy

Việc khuấy nước trái cây bằng thìa kim loại sẽ có thể gây ra phản ứng hóa học giữa kim loại và các vitamin, khoáng chất có trong loại thức uống này. Nhất là khi, kim loại còn có khả năng phá hủy vitamin C – một trong những loại vitamin có trong hầu hết các loại trái cây. Chính vì vậy, thay vì sử dụng thìa kim loại để khuấy nước ép thì bạn hãy dùng thìa gỗ hoặc nhựa sẽ tốt hơn.

smoothies-2253430_960_720

6. Hạn chế cho đường vào nước ép trái cây

Trong các loại trái cây đều có chứa một hàm lượng đường nhất định tốt cho sức khỏe; nhưng nhiều người vẫn có thói quen bỏ thêm đường vào ly nước ép để tăng thêm vị ngọt. Tuy nhiên, chúng ta nên hạn chế việc làm này, vì nếu cơ thể tiếp nhận quá nhiều đường sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe. Hãy sử dụng nước ép hoa quả nguyên chất để tốt cho sức khỏe và làn da của mình nhé.

Theo:  xevathethao.vn copy link