Những điều cần phải biết về bệnh viêm não mô cầu

07:00, Chủ nhật 06/03/2016

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Bệnh viêm não mô cầu đang có diễn biến phức tạp. Nắm được những thông tin cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Bệnh viêm não, viêm màng não do não mô cầu (gọi ngắn gọn là "viêm não mô cầu") là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningtidis gây nên.

Khác với các bệnh viêm màng não do virus khác, nó có thể lấy đi sinh mạng của người đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Loại vi khuẩn này cư trú ở vùng hầu họng con người. Tất cả mọi người khỏe mạnh ở các lứa tuổi khác nhau đều có thể mắc bệnh viêm màng não mô cầu, nhưng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ từ 3 tháng đến 5 tuổi và nhóm tuổi thanh, thiếu niên từ 14-20 tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh ở trẻ em dưới 2 tuổi chiếm rất cao, khoảng 50%, trong khi đó ở người lớn tỉ lệ này khoảng 25%.

Những điều cần phải biết về bệnh viêm não mô cầu
 Ảnh minh họa

Tại sao lại mắc bệnh viêm não mô cầu?

Vi khuẩn não mô cầu là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở trẻ em và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh viêm màng não do vi khuẩn ở người lớn.

Bệnh lây qua đường hô hấp do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh từ người bị nhiễm trùng ở giai đoạn ủ bệnh hay phát bệnh.

Bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc trên da hay qua đồ dùng, dụng cụ hàng ngày như ly, tách, điện thoại.

Các môi trường tiếp xúc gần gũi như khu tập thể, khu cắm trại, trường học là những nơi có nguy cơ gây lây truyền cao.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, các triệu chứng viêm não mô cầu xuất hiện đột ngột và phổ biến nhất là:

- Bị cứng cổ

- Sốt cao

- Nhạy cảm với ánh sáng (sợ ánh sáng)

- Bối rối, đau đầu

- Nôn mửa

Các triệu chứng của bệnh viêm màng não có thể xuất hiện một cách nhanh chóng hoặc trong vài ngày.

Những triệu chứng của bệnh viêm màng não do vi khuẩn có thể rất nghiêm trọng (ví dụ co giật, hôn mê).

Ngay cả khi bệnh được chẩn đoán sớm và điều trị thích hợp từ khi bắt đầu, thì 5% đến 10% bệnh nhân vẫn tử vong, thường trong vòng 24-48 giờ sau khi khởi phát triệu chứng.

Cần làm gì khi nghi ngờ mắc bệnh viêm màng não mô cầu?

Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh viêm não mô cầu, ngay lập tức mẫu máu, mẫu dịch não tủy phải được thu thập và gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm.

Điều quan trọng là phải chuẩn đoán đúng nếu nó là bệnh viêm màng não thì mức độ nghiêm trọng của bệnh và điều trị sẽ thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân.

Bệnh viêm màng não có thể được điều trị hiệu quả hiệu quả bằng một số thuốc kháng sinh. Điều quan trọng là điều trị được bắt đầu càng sớm càng tốt. Nếu nghi ngờ là bệnh não mô cầu kháng sinh được dùng ngay lập tức.

Điều trị kháng sinh sẽ làm giảm nguy cơ tử vong, nhưng đôi khi nhiễm trùng đã gây ra quá nhiều thiệt hại cho cơ thể, thuốc kháng sinh chỉ để ngăn ngừa tử vong hoặc các vấn đề nghiêm trọng lâu dài.

Tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng, phương pháp điều trị khác cũng có thể là cần thiết. Ví dụ như hỗ trợ hô hấp, dùng thuốc để điều trị huyết áp thấp và chăm sóc vết thương cho các bộ phận của cơ thể.

Hiện nay vắc-xin phòng bệnh viêm não mô cầu đang khan hiếm

Vào thời điểm ngày 4/3, nhiều điểm tiêm vaccine ở Hà Nội đã không có vaccine phòng bệnh viêm não mô cầu, như Trung tâm y tế  dự phòng Hà Nội, Trung tâm tiêm chủng 131 Lò Đúc và nhiều điểm tiêm phòng ở TP. Hồ Chí Minh.

Theo PGS.TS. Trần Đắc Phu, Cục trưởng Y tế dự phòng, hiện tại vaccine viêm não mô cầu đã hết hàng, dự kiến khoảng tháng 4 mới có. Đại diện các đơn vị tiêm chủng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh cũng cho biết, vaccine viêm não mô cầu hết trong thời gian dài vừa qua và cũng chưa biết khi nào sẽ tiếp tục có.

Từ đầu năm 2016 tới nay, cả nước đã xuất hiện 6 ca nhiễm viêm não mô cầu, trong đó có một trường hợp tử vong. Số người mắc viêm não mô cầu không nhiều, nhưng là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có thể dẫn tới tử vong nhanh có thể trong vòng 24 giờ khởi bệnh, hoặc để lại nhiều di chứng nặng, đặc biệt lây lan qua đường hô hấp nên luôn được cảnh báo nguy hiểm.

Hiện nay tại các ổ dịch đều được Trung tâm Y tế dự phòng các địa phương tập trung giải quyết, theo dõi, cách ly tại nhà bệnh nhân và thực hiện các biện pháp cần thiết để không để dịch có nguy cơ lan rộng. Tiêm chủng và chủ động phòng tránh được coi là phương pháp hữu hiệu để bảo vệ bản thân khỏi bệnh nguy hiểm này.

Ca bệnh thứ hai mắc viêm não mô cầu đang phục hồi tốt

Sáng 5/3, thông tin từ bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Phó khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, trước đó 1 ngày, Khoa đã tiếp nhận điều trị cho bệnh nhân nam 24 tuổi (làm thợ sơn ở Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội) mắc viêm màng não mô cầu . Đây là ca thứ hai mắc căn bệnh này ở Hà Nội trong năm nay.

Đến nay, sức khỏe bệnh nhân này đã tiến triển tốt. Bệnh nhân cảm thấy khỏe, tỉnh táo hoàn toàn, không còn trạng thái lơ mơ, nhức đầu, sốt và buồn nôn. Đặc biệt, bệnh nhân không bị biến chứng khi mắc viêm màng não mô cầu.

Câu chuyện xót xa của những người mẹ
Câu chuyện xót xa của những người mẹ "khát con" giả vờ mang thai
(Xã hội) - (Phunutoday) - Nỗi lòng khao khát đứa con của một người mẹ hiếm muộn không phải ai cũng có thể thấu hiểu. Họ phải chịu rất nhiều áp lực từ gia đình, xã hội...
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Vũ Trung Thành