Những thực phẩm cần tránh cho trẻ ăn dặm sớm
Thay vì để trẻ ăn một cách không theo khoa học thì các mẹ nên lập một kế hoạch dinh dưỡng dành riêng cho trẻ để trẻ có thể hấp thu dinh dưỡng một cách tốt nhất nhé!
Những thực phẩm cần tránh cho trẻ ăn dặm sớm
+ Đường
Các mẹ có biết, khi còn nhỏ các mẹ nên hạn chế cho bé ăn đường vì bé dễ có nguy cơ bị sâu răng và gặp các vấn đề về răng miệng khác. Đặc biệt không nên cho bé ăn đường vào thức ăn dặm khi bé dưới 1 tuổi.
Mẹ cũng nên tránh cho bé ăn đồ ăn nhiều đường như bánh quy, nước ép trái cây, kem…Bên cạnh đó, cho trẻ ăn đường dễ gây cảm giác ngang dạ, không thèm ăn khi ăn bữa chính.
+ Muối
Với trẻ còn nhỏ nếu muối đi vào cơ thể bé sớm có thể khiến thận của bé phải hoạt động quá tải. Bé ăn đồ nhiều muối lúc nhỏ sẽ có thói quen ăn mặn khi lớn lên, dễ đối mặt với bệnh tăng huyết áp, tim mạch.
Chính vì vậy mà các mẹ nên nhớ không bao giờ được cho muối vào thức ăn dặm của bé và tránh các loại thức ăn chứa nhiều muối như thịt xông khói, xúc xích, ruốc mặn cho đến khi bé trên 12 tháng tuổi.
+ Các loại hạt
Không chỉ có muối và đường mới ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Các loại hạt ẩn chứa nhiều nguy cơ gây hóc, nghẹn hàng đầu. Mẹ chỉ nên cho con ăn các loại hạt nguyên hay hạt đã nghiền khi bé được trên 5 tuổi.
Kể cả khi bé không bị hóc, nghẹn, các loại hạt vẫn có tỉ lệ gây dị ứng rất cao ở trẻ, đặc biệt đối với trẻ có tiền sử mắc dị ứng với hạt.
+ Trứng
Rất nhiều các mẹ đều nghĩ trứng rất tốt chho trẻ, tuy nhiên để giảm thiểu nguy cơ bé bị dị ứng, mẹ không nên cho bé ăn trứng hoặc thực phẩm chứa trứng (như một số loại nước sốt và bánh kem) trước khi bé 6 tháng tuổi.
Cũng bởi do nguồn dinh dưỡng mà trứng đem lại mà khi bé đã được 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn trứng luộc nhưng không nên cho bé ăn trứng luộc lòng đào, trứng chần để tránh ngộ độc thực phẩm.
Những thực phẩm cần tránh cho trẻ ăn dặm sớm
+ Mật ong:
Với trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi có đường ruột còn non yếu, khi dùng mật ong có thể gây tình trạng nhiễm độc Botulium.
+ Sữa tươi:
Hàm lượng đạm khá cao trong sữa tươi sẽ không phù hợp với hệ tiêu hóa của các bé dưới 12 tháng tuổi, có thể dẫn đến tình trạng quá tải của thận và dạ dày.
+ Nhóm trái cây có tính a-xít cao như cam, quýt có thể khiến trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi bị rối loạn tiêu hóa.
+ Dâu tây:
Dù có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng các mẹ có biết những loài có vỏ cứng (shellfish) có thể gây ra một số vấn đề dị ứng nghiệm trọng.
Ngoài ra thì súp-lơ và các loại đậu có thể gây chứng đầy hơi, khó tiêu cho các bé 6 tháng tuổi.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích được nhiều cho các mẹ nhé!