Thảm chùi chân
Những tấm thảm chùi chân không được đặt bằng phẳng hoặc có đường viền nổi ở góc cũng như không có mặt dưới chống trượt chính là nơi tiềm ẩm nguy cơ cho những cú té ngã gây chấn thương ở trẻ nhỏ.
Bàn có mặt kính
Các loại bàn mặt kính là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trẻ phải đưa đi cấp cứu để khâu vết thương khi mặt kính bị vỡ do va chạm mạnh. Nên bỏ đi mặt kính nếu có thể hoặc thay bằng loại bàn khác để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Đồ nội thất có cạnh sắc nhọn
Đây cũng là nguồn cơn của những tai nạn thương tích ở trẻ em do đứt tay hoặc đập đầu. Do đó, khi có trẻ nhỏ trong nhà, bạn nên chọn các vật dụng nội thất dáng tròn hoặc có các đường bo ở góc.
Tủ có ngăn kéo
Tủ và các ngăn này không được cố định vào tường nên hoàn toàn có thể rớt trúng vào người bé. Thử tưởng tượng bé con tò mò và nghịch ngợm rất thích leo trèo lên các nóc tủ và hậu quả là cả cái tủ cùng các ngăn kéo đổ ập xuống người bé.
Mỹ phẩm của mẹ
Không chỉ các chất tẩy rửa nguy hiểm cho bé mà mỹ phẩm của mẹ cũng là mối nguy cho sức khỏe của con bởi nó có thể gây ngộ độc nếu bé vô tình ăn phải.
Bởi vậy các mẹ nên cất đồ trang điểm, kem, sữa,… ở nơi an toàn, xa tầm tay tò mò của bé.
Cửa ra vào
Bé con luôn thích được ra ngoài và khám phá thế giới nhưng các bé tuổi tập đi bước chân còn chưa vững, nếu cửa không có chốt an toàn, bé có thể mất đà và trượt ngã đập đầu xuống đất.
Bồn tắm và vòi hoa sen
Nhà tắm cũng là nơi tiềm ẩn nhiều hiểm nguy. Cần chú ý đến vị trí của chốt điều chỉnh nhiệt độ và luôn để nhiệt độ nước ở mức trung bình để tránh trường hợp trẻ vô ý làm mình bị phỏng vì nước nóng.
Đồ chơi
Những món đồ chơi một khi bị gãy, vỡ sẽ trở thành mối nguy hiểm cho bé yêu. Bạn nên cân nhắc việc sửa lại hoặc bỏ chúng đi để đảm bảo an toàn.
Thuốc tẩy
Hầu hết các chất tẩy trắng có chứa một chất hóa học gọi là sodium hypochlorite. Đó là chất có tính ăn mòn rất cao và sẽ sản sinh các khí độc hại khi lan ra không khí, tiếp xúc quá nhiều có thể gây thiệt hại cho phổi và tóc. Thuốc tẩy và amoniac (sử dụng trong chất tẩy rửa gia đình) rất nguy hiểm khi sử dụng, bởi vì cả hai phản ứng hóa học khi xảy ra đều sản sinh ra clo nguy hại cho sức khỏe.
Quần áo trẻ em vốn bị dính nhiều vết bẩn do tính hiếu động của trẻ. Các mẹ có thể tham khảo và sử dụng nhiều mẹo làm sạch tự nhiên thay vì dùng hóa chất, chẳng hạn như chanh, giấm, muối, baking soda... Cất hóa chất tẩy rửa nguy hại nên bảo quản trong tủ, khóa kỹ hoặc ngoài tầm với của trẻ. Nghiêm cấm trẻ em không được tự ý động đến các sản phẩm này.
Ổ cắm, dây điện, thiết bị điện gia dụng
Trẻ nghịch ngợm có thể vô tình chạm tay vào ổ cắm, hay vấp ngã bởi dây điện ở trong nhà. Tình huống này sẽ rất nguy hiểm nếu điện giật. Các lý do thường xuất phát từ sự chủ quan của người lớn trong việc thiết kế các thiết bị điện và từ sự hiếu động của trẻ.
Đối với trẻ mới biết đi, cha mẹ nên để các vật dụng và đèn trang trí ở xa trẻ, vì đa số vật trang trí đều dễ vỡ, tạo ra cạnh sắc nhọn, có thể làm bé bị thương. Các dây điện sờn tróc vỏ bọc, các dụng cụ điện không ở tình trạng đang sử dụng thì nên ngắt điện.
Thuốc viên
Trẻ rất dễ ăn nhầm thuốc, nhất là với những loại có màu sắc đẹp và hình dáng giống chiếc kẹo.
Khi dùng thuốc viên, cha mẹ nên cất kỹ trong tủ, không để cho trẻ tiện tay lấy nghịch. Tủ thuốc cũng nên có ngăn riêng biệt dành cho người lớn và trẻ nhỏ để tránh nhầm lẫn.
Cây cảnh
Nhiều loại cây cảnh trong nhà có chứa độc tố mà cha mẹ nếu không để ý đến có thể vô tình gây độc cho trẻ nhỏ. Trẻ đôi khi nghịch ngợm, ăn lá, hoa có thể bị loét niêm mạc, hoa mắt chóng mặt, tiêu chảy, tử vong hoặc viêm Mũi dị ứng vì phấn cây.
Trước khi lựa chọn loại cây cảnh trong nhà, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ càng đặc điểm của từng loại cây. Đồng thời, Nói với trẻ về sự độc hại và nhắc nhở trẻ nên tránh xa các cây đó khi chơi ở môi trường bên ngoài.
Cửa cuốn
Nếu nhà bạn có sử dụng cửa cuốn, cần để mắt tới bé để bé không bao giờ tới gần khu vực này một mình. Ngay cả người lớn cũng có thể vô tình bị kẹt khi cửa hạ xuống.