Những vụ thảm sát nhà báo rúng động thế giới

09:00, Thứ ba 13/01/2015

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) -Ngày càng nhiều các vụ thảm sát nhà báo rúng động xảy ra trên thế giới khiến dư luận hết sức bất bình.

Thảm sát Maguindanao

Vụ việc xảy ra sáng 23/11/2009 ở tỉnh Maguindanao (Philippines), khi khoảng 100 tay súng chặn đường và xả đạn vào đoàn xe chở những người ủng hộ và người nhà của chính trị gia Ismael Toto Mangudadatu. Vụ thảm sát liên quan đến sự cạnh tranh quyền lực giữa các phe phái ở địa phương trong đó có phe của gia tộc Ampatuan.

Mô tả ảnh.
Gia tộc Mangudadatu thả chim bồ câu trong lễ tưởng niệm các nạn nhân vụ thảm sát ở Maguindanao.

Theo báo Philippines Star, vụ bạo lực chính trị tồi tệ nhất trong lịch sử Philippines này cũng đã cướp đi sinh mạng của hơn 30 nhà báo trong tổng số 57 nạn nhân bị sát hại, khiến ngày 23/11/2009 trở thành một ngày có nhiều phóng viên bị chết nhất trên thế giới.

IS hành quyết nhà báo Mỹ gây chấn động thế giới

Cuối tháng 8/2014, nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã công bố một đoạn video chặt đầu nhà báo James Foley, một nhà báo tự do, bị bắt giữ tại Syria từ cuối năm 2012

Nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) nói rằng vụ hành quyết là nhằm trả thù cho các cuộc không kích gần đây của Mỹ nhằm vào nhóm tại Iraq.

Mô tả ảnh.
James Foley (áo vàng) trước khi bị hành quyết.

Sau đó, đến đầu tháng 9/2014, IS lại tiếp tục tung ra video ghi lại cảnh hành quyết nhà báo mỹ Steven Sotloff khiến cả thế giới chấn động.

Trước đó, vào tháng 3/2014, nhà báo Sardar Ahmad của hãng tin AFP cũng bị bắn chết cùng vợ và 2 người con khi các tay súng Taliban chiếm đóng một khách sạn ở thủ đô Kabul ở Afghanistan.

Thảm sát ở Paris

Khoảng 11h25 giờ địa phương ngày 7/1, những tay súng đội mũ trùm đen, xông tới tòa soạn của tạp chí Charlie Hebdo ở thủ đô Paris, Pháp. Chúng ép một nhân viên của tờ báo mở cửa bằng mã bảo vệ và sau đó xông lên phòng họp – nơi đa số đội ngũ biên tập đang họp hàng tuần. Những kẻ tấn công đã xả súng giết chết tổng biên tập của tờ báo, ông Stephane Charbonnier, cùng 4 nhà báo khác. Sau đó, chúng lao xuống phố và bắn bừa bãi vào những người đi đường, đồng thời cướp một chiếc xe để tẩu thoát. Tuy nhiên, do bị xe cảnh sát chặn nên những kẻ khủng bố đã nổ súng, khiến 2 cảnh sát thiệt mạng. Theo các nhân chứng, họ nghe thấy những kẻ khủng bố hét lên rằng, chúng là thành viên của tổ chức al Qaeda, chi nhánh tại Yemen.

Mô tả ảnh.
Hình ảnh 2 nghi phạm được camera ghi lại.

Tổng thống Francois Hollande đã nhanh chóng tới hiện trường và tổ chức một cuộc họp nội các khẩn cấp về vụ việc. Ông Hollande tuyên bố đây là "một vụ khủng bố", đồng thời cho biết ngoài 12 người thiệt mạng còn có ít nhất 4 người nguy kịch. Nước Pháp đã nâng cấp độ báo động ở Paris lên mức cao nhất sau vụ xả súng. Theo đó, hệ thống báo động an ninh quốc gia được đặt ở chế độ "báo động tấn công".

Mô tả ảnh.
Tổng thống Pháp mau chóng tới hiện trường vụ xả súng.

Cảnh sát đã nhanh chóng xác định danh tính 3 hung thủ của vụ xả súng kinh hoàng dựa vào thẻ căn cước mà một tên trong số chúng bỏ quên trên ôtô. Chúng gồm 2 anh em ruột Said Kouachi, 34 tuổi, Cherif Kouachi, 32 tuổi và Hamyd Moura, 18 tuổi. Tên Hamyd đã đầu thú trước cảnh sát chỉ vài tiếng sau vụ tấn công. Ngay lập tức, Pháp điều động khoảng 88.000 nhân viên an ninh, máy bay trực thăng cùng xe bọc thép để truy lùng tung tích những kẻ cực đoan còn lại tại một khu rừng ở vùng quê Aisne, phía đông bắc thủ đô Paris.

Mô tả ảnh.
Chân dung 3 nghi phạm.

Được biết, Charlie Hebdo là tạp chí từng đăng tải tranh khắc họa nhà tiên tri Mohammed thường theo hướng tiêu cực, khiến nhiều người Hồi giáo trên thế giới phẫn nộ.

Đánh bom ở tòa soạn báo Bỉ, 17 người thiệt mạng

Ngày 11/1 vừa qua, một tòa soạn báo ở Bỉ đã bị dọa đánh bom, buộc phải đưa toàn bộ nhân viên đi sơ tán vì đã đăng lại các bức tranh biếm họa của tạp chí Charlie Hebdo.

Lời đe dọa được gửi đến trụ sở của Le Soir, một nhật báo bằng tiếng Pháp của Bỉ ngay giữa lúc hàng triệu người  đang tham gia một cuộc tuần hành quy mô lớn ở thủ đô Brussels để bày tỏ tình đoàn kết với nước Pháp sau các vụ tấn công khủng bố vào tạp chí trào phúng Charlie Hebdo và các địa điểm khác, khiến tổng cộng 17 người thiệt mạng.

Mô tả ảnh.
Tòa soạn báo Le Soir với dòng chữ "Je Suis Charlie" ngoài cửa kính.

Ngay sau khi xảy ra vụ tấn công khủng bố nhằm vào tòa soạn báo trào phúng Charlie Hebdo ở Pháp, tòa soạn báo trên cũng đã dán những dòng chữ “Je Suis Charlie” tức là "Tôi là Charlie" ở ngoài cửa kính của văn phòng tòa soạn nhằm tưởng nhớ các đồng nghiệp tại Pháp cũng như thể hiện tinh thần đoàn kết chống khủng bố với nước Pháp.  

Mô tả ảnh.
Hiện trường báo Đức bị tấn công vì đăng lại những bức tranh biếm họa của Charlie Hebdo.

Le Soir là một trong nhiều tờ báo tại châu Âu thường xuyên đăng lại các bức tranh biếm họa của tạp chí Pháp Charlie Hebdo, trong đó có một số bức tranh biếm họa nhà tiên tri đạo Hồi Mohammed.  Ngay trước đó, một tờ báo Đức cũng đã bị tấn công bằng bom xăng vì đăng lại những bức tranh biếm họa, xúc phạm Nhà tiên tri Mohammed của Hồi giáo.

Theo Ủy Ban Bảo vệ Nhà báo, 61 trường hợp các nhà báo hi sinh trong công cuộc chống khủng bố cũng như khi tác nghiệp liên quan nghề báo (chưa tính vụ thảm sát tòa báo Charlie Hebdo) trong năm 2014. Trong đó, 17 trường hợp xảy ra ở Syria - vùng chiến sĩ nguy hiểm nhất thế giới. Sau Syria là Ukraine và Iraq. Điều này đặt ra một vấn đề rất lớn liên quan đến việc bạo lực ngày một leo thang đối với các phóng viên, nhà báo.

Báo Đức bị tấn công vì đăng lại biếm họa của Charlie Hebdo
Trụ sở tờ báo Đức Hamburg Morgenpost – tờ báo đăng lại các biếm họa chế nhạo nhà tiên tri Mohammed của báo Pháp Charlie Hebdo, sáng sớm nay đã bị tấn công bằng bom cháy.
chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: trang.nt