Tại sao chuyên gia khuyến cáo mọi người không nên ăn thịt cổ lợn?
Tiến sĩ Lưu Thanh Thanh (Đại học Nông nghiệp Trung Quốc) cho hay: Thịt cổ lợn là phần thịt bẩn nhất, là nơi chứa nhiều hạch bạch huyết. Hạch bạch huyết chứa lượng lớn các thực bào. Đây là tế bào vảo vệ cơ thể bằng cách ăn các hạt có hại, vi khuẩn và tế bào không sống. Do đó, nó có chứa nhiều vi khuẩn, virus, mầm bệnh.
Điều đáng lo ngại là những mầm bệnh này dù có được nấu ở nhiệt độ 100 độ C thì vẫn không thể tiêu diệt hết được. Nếu ăn phải rất dễ bị nhiễm bệnh. Đó là còn chưa kể, cổ lợn còn có chứa tuyến giáp. Đây là nơi chuyên tiết ra hormone thyroxine. Tiêu thụ quá nhiều chất này sẽ gây rối loạn quá trình chuyển hóa. Từ đó, dẫn tới hiện tượng hay bị mắc ói, ói.
Mặt khác, hormone này cũng rất ổn định và khó phá hủy ngay cả khi được nấu ở nhiệt độ cao. Và dù có chế biến ra sao cũng không hết được nguy cơ tiểm ẩn.
Bên cạnh đó, vùng cổ cũng là vùng dễ bị tiêm thuốc. Vì vậy, nếu không may ăn phải chỗ thịt còn dư lượng thuốc thì chắc chắn sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe.
Chính vì thế, TS. Thanh khuyến cáo: Dù phần thịt cổ được bán khá rẻ nhưng mọi người cũng không nên mua, đừng vì ham rẻ mà rước bệnh cho cả nhà.
Ngoài việc không ăn thịt cổ, bạn còn nên tránh những sai lầm sau khi chế biến thịt lợn để tránh mang bệnh vào người:
+ Chiên, nướng:
Các chuyên gia cho hay: Phương pháp nấu ăn bằng cách chiên, nướng không tốt cho sức khỏe. Vì nhiệt độ cao sẽ sản sinh ra các chất gây hại cho sức khỏe. Do đó, tốt nhất là bạn nên hấp, luộc sẽ có ích cho sức khỏe hơn.
+ Sử dụng thịt trữ đông quá lâu:
Nhiều gia đình có thói quen mua nhiều về rồi đóng gói, cất tủ lạnh ăn dần. Song, theo khuyến cáo của Bộ Y tế Nông nghiệp Mỹ, chúng ta không nên giữ các loại thịt gia cầm và nhất là thủy sản còn sống trong ngăn lạnh quá 2 ngày. Thịt đã qua chế biến cũng không để quá 5 ngày.
Lý do là vì, thịt bảo quản trong ngăn lạnh quá lâu sẽ khiến vi khuẩn phát sinh. Lúc này, thịt sẽ mất đi chất dinh dưỡng và hương vị.
+ Rã đông sai cách:
Thực phẩm lấy trong ngăn đá ra cần rã đông trước khi nấu. Song, ít người làm đúng điều này. Ngâm thịt lợn quá lâu trong nước nóng hay nước lạnh để rã đông đều khiến dinh dưỡng bị xói mòn. Còn để thịt rã đông ở nhiệt độ phòng thì lại khiến vi khuẩn sinh sôi.
Các chuyên gia cho hay: Thịt để trong ngăn đá thì cần rã đông tự nhiên 2 – 3 tiếng trước khi nấu. Tốt nhất, hãy dùng nước lạnh pha thêm ít muối để rã đông cho nhanh lại giữ được chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh. Hoặc có thể thêm ít gừng tươi vào nước ngâm thịt sẽ giúp thịt tươi ngon.
+ Rửa thịt bằng nước nóng:
Rất nhiều người có thói quen chần qua thịt lợn rồi mới nấu. Tuy nhiên, việc này lại khiến không ít thành phần dinh dưỡng trong đó mất đi. Mô cơ và mô mỡ của thịt lợn có chứa nhiều protein. Khi nước nóng thâm nhập thịt lợn, đại lượng chất này sẽ bị hòa tan mất đi. Do đó, bạn hãy dùng nước lạnh để rửa thịt.
Thịt lợn đúng là thứ phổ biến với cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, từ những thông tin trên báo, mọi người cũng nên có sự nhìn nhận và lựa chọn đúng đắn. Không phải phần nào của thịt lợn cũng ăn được đâu, cẩn thận lại mang bệnh vào người.