Rau ngót có tới 5 công dụng hữu ích nhưng 3 nhóm người này không nên ăn thì hơn

( PHUNUTODAY ) - Mùa hè là thời điểm rau ngót rất phát triển, các bà nội trợ thường mua rau ngót về nấu canh cho gia đình cùng thưởng thức. Loại rau này ngon, bổ nhưng không phải ai cũng nên ăn.

Trong rau ngót có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Các thành phần dinh dưỡng có trong rau ngót gồm có canxi, sắt, magie, mangan, phốt pho, Kali, natri, kẽm, đồng, vitamin C, vitamin A. Đặc biệt hàm lượng vitamin A và vitamin C trong rau ngót cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam. 

5 công dụng chữa bệnh từ rau ngót trong Đông y

1. Phòng ngừa ho suyễn

Có tính thanh nhiệt, chứa chất ephedrin nên rau ngót rất tốt cho người bị cúm gây ho suyễn. Nấu canh rau ngót ăn thường xuyên sẽ giúp phòng chống bệnh hiệu quả.

2. Thanh nhiệt

Rau ngót được dùng để thanh nhiệt, hạ sốt, trị ho do phế nhiệt. Muốn phát huy công dụng này của rau ngót bạn có thể uống lá rau ngót tươi dưới dạng nước ép lá hoặc nấu canh rau ngót để ăn.

3. Trị táo bón

Rau ngót bổ âm, sinh tân dịch, nhiều chất xơ nên ngăn ngừa được táo bón. Đối với phụ nữ sau sinh, nên dùng rau ngót để vừa bổ âm, sinh tân dịch, bù lại âm và tân dịch mất cùng máu khi sinh.

Bạn có thể nấu canh rau ngót suông hoặc nấu cùng bầu dục, thịt lợn băm hay nước ninh xương đều được.

4. Trị nhiệt miệng

Rau ngót đem rửa sạch rồi xay nhuyễn, ép lấy nước. Sau đó cho thêm một chút mật ong vào đánh đều tay. Bạn dùng hỗn hợp này bôi lên vùng da bị nhiệt trong khoảng 3 ngày là khỏi.

5. Trị chảy máu cam

Đem rau ngót đi rửa sạch, giã nhỏ và thêm nước với ít đường vào để uống. Phần bã gói vào khăn xô hoặc gạc sạch đặt lên mũi.

3 nhóm người không nên ăn rau ngót

1. Phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai nên cẩn trọng khi ăn rau ngót bởi trong loại rau này có chứa papaverin, là một chất có tác dụng giãn cơ trơn của mạch máu để giảm đau, hạ huyết áp.

Nếu bà bầu sử dụng hơn 30mg rau ngót tươi có thể gây co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai.

2. Người hay bị mất ngủ

Mặc dù tốt cho hệ tiêu hóa nhưng rau ngót lại rau ngót lại có tác dụng phụ là gây mất ngủ. Với những người khó thủ thường xuyên mất ngủ thì không nên ăn rau ngót. Nếu muốn ăn thì phải nấu chín hoàn toàn, không được ăn sống hay uống nước ép.

3. Người bị thiếu canxi, còi xương

Vì trong rau ngót có chứa glucocorticoid có thể gây cản trở quá trình hấp thụ canxi và phốt pho. Vì vậy, những người còi xương, thiếu canxi không nên ăn rau ngót.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link