Rèn tính tự lập cho trẻ

12:45, Thứ hai 10/02/2014

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Giáo dục tính tự lập cho trẻ càng sớm càng tốt là điều cha mẹ nên làm cho con ngay từ khi còn nhỏ. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên thống nhất một phương pháp giáo dục cho trẻ, không nên mỗi người một ý và nuông chiều trẻ, vì trẻ sẽ nảy sinh tính ỷ lại, bướng bỉnh, không nghe lời.

Ngay khi trẻ bắt đầu lớn và đi mẫu giáo, cha mẹ có thế lập một thời gian biểu cho trẻ, bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như dạy đúng giờ, tự đánh răng, lựa chọn quần áo… Việc để trẻ tự làm các công việc vệ sinh cá nhân mà không cần đến sự giúp đỡ của bố mẹ cũng sẽ khiến trẻ biết tự lập, lo cho chính bản thân mình, không chời đợi, ý lại vào người khác.

Bạn đầu, trẻ có thể chưa thích ứng được với việc tự mình phải làm tất cả, cha mẹ có thể giúp trẻ vài lần, để trẻ quen với nếp dậy đúng giờ, quen với cách làm sao để vệ sinh cá nhân sach sẽ và đúng cách. Sau đó, khi trẻ đã có thói quen thì việc để trẻ tự mình làm những việc cá nhân là cần thiết.

Hãy cùng với trẻ bắt tay vào việc thực hiện thời gian biểu, khi trẻ đã có ý thức về những việc trẻ phải làm, hãy để trẻ tự làm, thời điểm này bố mẹ không nên quá quan trọng về thành quả công việc của trẻ.

Tạo cho trẻ thời gian riêng, không gian riêng, để trẻ được làm một số việc trẻ muốn. Cha không nên lúc nào cũng kè kè bên con một cách thái quá. Hãy để cho trẻ một khoảng thời gian riêng để trẻ có thể làm những gì trẻ muốn. Những khoảng thời gian như vậy sẽ giúp trẻ phát huy khả năng sáng tạo, tự lập và thói quen không phải chuyện gì trẻ cũng dựa dẫm vào cha mẹ.

Tạo tình huống cho trẻ: Ví dụ để bé tự đi bộ, chơi đùa với một vài trẻ lạ trong công viên, quan sát cách bé đối diện với những tình huống sẽ xảy ra. Nếu trẻ xử sự đúng, cha mẹ hãy cho trẻ những khen, khuyến khích để trẻ biết việc làm của mình là đúng đắn. Còn với những thình huống trẻ có cách xử sự sai, thái độ không đúng mực thì nhất thiết, cha mẹ nên dành thòi gian nói chuyện với bé về vấn đề cha mẹ không hài lòng đó, để trẻ hiểu được đâu là đúng là sai.

Để trẻ tự giải quyết vấn đề: Ví dụ đọc một câu chuyện, hỏi trẻ về cách gỡ nút thắt của câu chuyện; hoặc khi phát sinh vấn đề trong cuộc sống, giao tiếp của trẻ hãy hỏi trẻ cách trẻ muốn xử trí? Học các giải quyết vấn đề qua truyện như vậy sẽ giúp trẻ phát huy được sự sáng tạo, giúp con nhanh nhẹn hơn trong việc xử lý các tình huống sẽ gặp trong cuộc sống.

Tạo môi trường để trẻ tự rèn luyện, lúc đó bạn sẽ là hướng dẫn viên bước đầu cho bé, sau đó hãy lùi ra xa để khuyến khích trẻ. Qua đó, trẻ cũng sẽ tạo được cho mình tính tự lập, không lệ thuộc vào cha mẹ quá nhiều.

Cho trẻ quyền được sáng tạo, thảo luận, giải quyết vấn đề theo hướng trẻ mong muốn. Bố mẹ chỉ nên đóng vai trò phân tích và cùng thảo luận với trẻ.

Trong quá trình rèn luyện tính tự lập của trẻ, bố mẹ nên khuyến khích, động viên, khen thưởng nếu trẻ tiến bộ, đồng thời giúp trẻ hiểu việc trẻ sẽ bị phạt, bị kỉ luật khi không hoàn thành cam kết, là điều sẽ xảy ra. Khi trẻ ý thức được về khen thưởng và kỉ luật, trẻ sẽ biết xử lý vấn đề, thúc đẩy rèn luyện tính tự lập.

chia sẻ bài viết
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: Cao Thị Thủy