Thực phẩm giàu Carbonhydrate tổng hợp
Có nhiều trong gạo, khoai tây, bánh mỳ, bột mỳ…Tuy nhiên carbonhydrate có thể gây ra sâu răng vì nó là nguồn năng lượng cho chúng ta cũng như cho các vi khuẩn, vì vậy bạn nên ăn một số thực phẩm từ sữa (đặc biệt là pho mát) và ăn các thức ăn có chứa nhóm các hóa chất gọi là cồn đường (như chuối, yến mạch, ngô, dâu tây, và kẹo cao su xylitol) trong hầu hết các bữa ăn vì chúng có thể phòng ngừa sâu răng và cung cung cấp dưỡng chất để nuôi dưỡng và phục hồi răng lợi.
Cho trẻ ăn nhiều thực phẩm giàu canxi
Vì canxi là dưỡng chất thiết yếu cho răng và hệ xương phát triển khỏe mạnh. Nếu trẻ thiếu can – xi ở giai đoạn hình thành men và ngà răng sẽ khiến răng giòn, gãy và dễ bị vi khuẩn tấn công;
Ở trẻ em, do lượng can-xi dự trữ không nhiều bằng người lớn nên cần phải bổ sung hàng ngày. Nhu cầu can-xi ở trẻ dưới bảy tuổi là 500 mg/ngày và của trẻ dưới 11 tuổi là 700 mg/ngày. Chính vì vậy, bạn cần phải bổ sung canxi vào chế độ ăn hàng ngày của các bé thật hợp lý nhứ sau:
Trong thời gian mang thai, bạn cần bổ sung canxi bằng các thực phẩm giàu canxi (tôm, cua, các loại hải sản,…), sữa canxi và các viên uống tổng hợp để thai nhi hấp thụ lượng canxi từ cơ thể mẹ nhé;
Khi bé vừa chào đời: Bạn cần phải ăn uống đầy đủ dưỡng chất và tất nhiên không thể thiếu các thực phẩm giàu canxi nhé, luýc này cơ thể bé sẽ được hấp thu dưỡng chất canxi từ sữa mẹ đấy;
Khi bé 5 - 6 tháng tuổi: Lúc này, bé bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên: Bạn vẫn tiếp tục cho bé bú bằng sữa mẹ và bổ sung vào chế độ ăn dăm của bé sữa công thức có chứa canxi và một số thực phẩm giàu canxi nhé;
Khi bé trên 1 tuổi: Bạn cần cho bé uống sữa chứa hàm lượng canxi hàng ngày, bổ sung cho bé các thực phẩm giàu canxi đặc biệt là sữa tươi nguyên kem hay sữa chua giàu probiotic có lợi giúp hạn chế sâu răng và viêm nướu cho bé. Không những thế các dưỡng chất này còn giúp bé yêu phát triển chiều cao rất hiệu quả.
Các thực phẩm giàu canxi bao gồm: sữa dinh dưỡng, sữa đậu nành, các loại rau họ cải như cải xanh, cải thìa, cải chíp, các loại hải sản như cá nhỏ có thể ăn cả xương, cua biển, ngêu, sò, ốc, hến, tôm, ghẹ,…
Thực phẩm giàu vitaminC, vitamin D , vitamin E và B1
Vitamin D là loại dưỡng chất không thể thiếu trong quá trình hấp thu can-xi và phốt-pho ở ruột non đồng thời nó còn tham gia vào quá trình củng cố, tạo độ chắc, bền cho răng rất hiệu quả. Riêng với răng, nếu trẻ thiếu vitamin D, răng bé sẽ phát triển kém như răng mềm, mọc chậm, răng vẩu và xô lệch, ảnh hưởng rất lớn đến vẻ đẹp thẩm mỹ của bé. Vitamin D chủ yếu có ở thực phẩm có nguồn gốc động vật như sữa, gan cá thu, cá hồi, cá ngừ đóng hộp, lòng đỏ trứng, sữa chua, thịt lợn và ánh sáng mặt trời;
Vitamin C tham gia vào quá trình hình thành, tái tạo và củng cố các tế bào răng. Vitamin C có nhiều trong các thực phẩm như rau xanh, trái cây tươi, các loại củ, ngũ cốc, khoai lang,…. Bạn có thể cho bé ăn ngay các thực phẩm này khi bé bắt đầu biết ăn dặm nhé.
Vitamin B1 có tác dụng củng cố, làm chắc răng, chống sứt mẻ, sâu răng rất hiệu quả. Loại vitamin thịt lợn, thịt gà, trứng vịt, đỗ xanh, các loại ngũ cốc nguyên gạo. Tuy nhiên, khi chế biến các thực phẩm này bạn nên cho bé ăn ngay sau khi chế biến, việc hâm đi hâm lại thức ăn sẽ khiến vitamin B1 bị mất đi đấy nhé.
Vitamin E có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu đậu nành và trong một số loại rau củ như rau dền, củ su hào…Vitamin E cũng đóng góp một phần vào sự duy trì sức khỏe răng.
Thực phẩm chứa flour
Chất flour có thể ngấm vào men răng làm cho răng cứng chắc hơn, ngăn cản sự phá hủy của a-xít trong thức ăn, từ đó tránh được sâu răng, mòn cổ răng;
Thức ăn giàu flour gồm cá, sữa tươi, gan, trứng. Khi bé lớn, bạn có thể cho bé uống một ly trà xanh loãng mỗi ngày vì trong trà xanh có một chất hóa học giúp hạn chế sự hình thành vôi răng.
Nhưng bạn cũng nên lưu ý không nên cho bé uống nước chè xanh đặc hay dùng nước súc miệng có hàm lượng flour đậm đặc, nó sẽ khiến răng bé bị ố đi đấy. Mức flour cho phép là 5mg/1 lít bạn nhé.