Ai cũng biết, nước muối ấm có rất nhiều lợi ích với sức khỏe. Bởi vì chúng kích thích tăng tuần hoàn máu tại chỗ, tập trung nhiều tế bào bạch cầu làm tăng khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Đặc biệt, chúng còn khiến răng lung lay chắc lại phần nào. Nhưng nếu súc miệng sai cách, bạn có thể sẽ phải đối mặt với nguy cơ hỏng răng, gây hại cho lợi và miệng.
Không dùng nước muối nồng độ cao
Khoa học đã chứng minh nước muối có tính năng sát khuẩn rất tốt. Súc miệng bằng nước muối một vài lần trong ngày có thể giúp giảm sưng, tiêu đờm, đồng thời giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại và dứt điểm cơn đau…
Tuy nhiên, nhiều người có thói quen súc miệng bằng nước muối nồng độ cao, thậm chí còn có người ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng vì nghĩ muốn mặn sẽ diệt vi khuẩn tốt hơn.
Đó là một quan niệm sai nghiệm trọng bởi súc miệng bằng nước muối quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, về lâu dài còn gây thừa muối trong cơ thể.
Đừng quên súc miệng trước khi súc họng
Để làm sạch họng, trước tiên cần súc sạch khoang miệng bằng nước muối trong khoảng 30 giây để loại bỏ vi khuẩn ở miệng. Nếu cảm thấy miệng chưa thật sạch thì làm thêm một lần nữa rồi mới nên súc họng.
Khi súc họng nên ngửa cổ ra sau. Khi nước muối chạm thành sau họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra, tạo tiếng kêu "khò khò" đều đặn.
Nên nhổ nước cũ đi rồi lặp lại động tác trên 3-4 lần với nước muối mới, cho đến khi họng không còn cảm giác vướng víu nữa.
Đối với người bị viêm họng, nên cứ 3 giờ súc họng một lần, hoặc khoảng cách giữa hai lần súc họng có thể gần hơn.
Điều quan trọng nhất là phải nhớ súc họng trước và sau khi ngủ. Với người hay đi tiểu đêm, cần phải súc họng cả trong những lần thức giấc này.
Quên súc miệng lại bằng nước lọc
Nhiều người vẫn nghĩ sau khi dùng nước muối phải giữ nguyên, không được súc lại bằng nước lọc mới có hiệu quả.
Nhưng lời khuyên ở đây là bạn nên tráng miệng lại với nước sạch để rửa hết lượng muối cũng như mảng bám đã bong ra lúc súc miệng bằng nước muối.
Dùng nước lạnh để pha với muối
Lời khuyên được đưa ra là bạn nên sử dụng lượng nước ấm vừa phải để pha với muối. Nước âm sẽ hoàn toàn tốt hơn cho họng, răng và nướu của bạn.
Ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng
Ngậm trực tiếp muối hạt trong miệng sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, về lâu dài còn gây thừa muối trong cơ thể.
Để súc miệng nước muối, bạn chỉ nên dùng lượng muối nhỏ pha loãng vào nước để súc miệng.