Ngộ độc vì uống quá nhiều nước
Uống quá ít hay quá nhiều nước đều có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi uống thừa nước so với nhua cầu của cơ thể sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc. Thận của một người trẻ tuổi trưởng thành có khả năng lọc khoảng nửa lít nước/giờ. Nếu uống quá nhiều với khả năng của thận, ngộ độc nước có thể xảy ra.
Uống quá nhiều nước trong thời gian ngắn có thể dẫn đến lượng natri trong máu tụt xuống thấp (hạ natri máu). Đây là hiện tượng nguy nghiểm và có thể gây tử vong.
Natri có vai trò cân bằng lượng nước ở trong và ngoài tế bào. Uống quá nhiều nước gây mất cân bằng, nước từ trong máu vào tế bào, kiến tế bào bị trương phồng. Trong đó, sự trương phồng tế bào não là hết sức nguy hiểm, cần phải điều trị gấp.
Các triệu chứng đầu tiên của ngộ độc nước, bao gồm: Đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ, buồn nôn, nôn mửa, tăng huyết áp.
Nặng hơn người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như song thị (nhìn đôi), khó thở, nhược cơ, chuột rút, không có khả năng nhận biết thông tin giác quan.
Sự dư thừa dịch trong não được gọi là chứng phù não, có thể ảnh hưởng đến thân não và gây rối loạn chức năng hệ thần kinh trung ương. Trong trường hợp nặng, ngộ độc nước có thể gây co giật, tổn thương não, hôn mê và thậm chí tử vong
Vậy uống bao nhiêu nước là đủ?
Tùy vào thể trạng, mỗi người cần một lượng nước không giống nhau. Theo kiến nghị của các chuyên gia, chúng ta có thể tính lượng nước cần thiết theo cân nạng, tuổi và mức độ hoạt động thể lực.
Theo đó:
- Người lớn có hoạt động thể lực cần khoảng 40ml/kg, không hoạt động thể lực cần khoảng 35ml/kg.
- Người trên 55 tuổi cần khoảng 30ml/kg.
Bước đun sôi để nguội là tốt nhất, là nguồn nước bổ sung chính, đặc biệt là mùa hè.
Ngoài ra có thể bổ sung các loại nước ép trái cây, rau củ (tốt nhất là không đường), các loại sữa... Hạn chế các loại nước ngọt có gas, rượu bia...