Cuộc sống hiện đại, áp lực gia đình, công việc, xã hội... gây ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn ông. Hiện nay, nhiều bệnh trước đây chỉ xuất hiện người già đã tấn công đàn ông ngay từ khi còn trẻ. Bạn có biết những bệnh nào đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe của đàn ông?
Nguy hại khôn lường vì gan nhiễm mỡ và điều bạn phải biết. |
Có nhiều bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nam giới trong đó có bệnh gan nhiễm mỡ. Bệnh gan nhiễm mỡ chỉ đứng sau bệnh viêm gan virus về mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của nam giới.
Gan nhiễm mỡ hay gọi là mỡ gan là chỉ tình trạng chất béo tích tụ quá nhiều ở trong tế bào gan. Gan nhiễm mỡ có thể là một hậu quả của rất nhiều bệnh, kể cả do uống nhiều rượu, các bệnh về chuyển hoá, do sử dụng thuốc và các rối loạn về dinh dưỡng.
Bệnh gan nhiễm mỡ ở đàn ông cũng có nhiều nguyên nhân và uống nhiều bia rượu là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh gan nhiễm mỡ xuất hiện nhiều hơn ở nam giới so với phụ nữ.
Triệu chứng của bệnh nhân gan nhiễm mỡ thường là mệt mỏi kiệt sức, buồn nôn, nôn mửa và vàng da ở các mức độ khác nhau.
Ở nam giới mắc bệnh gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến những dấu hiệu đễ nhầm lẫn với bệnh cảm cúm thông thường như sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, đau cơ…nếu bệnh ở tình trạng nặng thì có thể có một số biểu hiện như sút cân đột ngột, đau đầu, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ, dễ cáu gắt, giảm ham muốn tình dục, mất ngủ, suy giảm trí nhớ.
Bệnh xuất hiện ở đàn ông từ 30-50 tuổi.
Các bác sĩ khuyến cáo nếu không điều trị, có 50% số người bệnh gan nhiễm mỡ sẽ bị xơ hóa, trong số này 15% sẽ tiến triển đến xơ gan và 4% sẽ bị ung thư gan. Các nghiên cứu tại Việt Nam cho thấy, bệnh lý gan nhiễm mỡ hiện diện trong 75% người béo phì và tiểu đường tuýp 2; 50% số trẻ bị béo phì có gan nhiễm mỡ.
Việc sử dụng rượu quá mức có liên quan tới tổn thương gan cả trước mắt cũng lâu dài: chấn thương, ung thư gan và tổn hại các mối quan hệ gia đình, xã hội. Nguy cơ xơ gan tăng khi sử dụng trên 30 g rượu mỗi ngày (có 1% xơ gan); nguy cơ cao nhất khi dùng trên 120 g rượu mỗi ngày (có 5,7% xơ gan).
Theo ước tính, tỷ lệ lạm dụng và nghiện rượu ở Việt Nam là: Thành phố (7- 11% lạm dụng, 5% nghiện rượu); vùng núi (7- 17% lạm dụng, 3% nghiện rượu); nông thôn (1,2% lạm dụng, 1% nghiện rượu). Tỷ lệ nghiện rượu phần lớn là nam giới, ở độ tuổi 20 đến 30. Với số liệu này, số người tổn thương gan do rượu, bia chiếm tỷ lệ không nhỏ và sẽ là gánh nặng cho xã hội, vì ngoài ngộ độc rượu, cai rượu còn phải điều trị va phục hồi tổn thương gan do rượu.
Gan nhiễm mơ không do rượu là bệnh gan “im lặng” thường gặp. Bệnh gần giống viêm gan do rượu, nhưng xảy ra ở người ít uống hoặc không uống rượu. Điểm nổi bật trong gan nhiễm mỡ là hiện diện mỡ trong gan kèm theo viêm và tổn thương mô gan. Phần lớn người bệnh đều cảm thấy khỏe mạnh, nhưng gan nhiễm mỡ có diễn tiến nặng và dẫn đến xơ gan.
Chứng viêm gan nhiễm mỡ ở vùng châu Á- Thái Bình Dương đang trong tình trạng báo động, ước tính với tần xuất hiện mắc khoảng 10% số dân ở phía Tây và 20 đến 30% số dân ở phía đông.
Dấu hiệu nhận biết
Hầu hết các bệnh nhân không có triệu chứng và thường được phát hiện tình cờ bởi vì các xét nghiệm chức năng gan bất thường hoặc gan to hoặc siêu âm gan khi khám sức khỏe định kỳ.
Qua kết quả sinh thiết gan cho thấy có 3 loại gan nhiễm mỡ:
Gan thoái hóa mỡ đơn thuần: gan bị thâm nhiễm bởi chất mỡ, không kèm theo tình trạng viêm gan.
Viêm gan thoái hóa mỡ do rượu: ngoài tình trạng gan bị thâm nhiễm bởi chất mỡ, kèm theo tình trạng viêm gan, mô gan có thể bị sẹo hoặc bị xơ và tiền sử uống rượu nhiều.
Viêm gan thoái hóa mỡ không do rượu: kết quả sinh thiết giống loại trên, nhưng không có tiền sử uống rượu (hoặc uống rượu không đáng kể).
Việc điều trị gan nhiễm mỡ phụ thuộc vào nguyên nhân của nó và nói chung, điều trị gan nhiễm mỡ sẽ phục hồi nếu được thực hiện ở giai đoạn sớm.
Giải pháp
Tăng cường ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể. |
Khi đã biết những tác nhân khiến gan nhiễm mỡ ở nam giới điều quan trọng đối với nam giới cần hạn chế nhất có thể việc đưa những chất độc vào cơ thể như thuốc lá, rượu, bia và những đồ uống có cồn, Cần hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, chất bảo quản…; Tăng cường ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể.
Tránh lạm dụng thuốc tây, sử dụng thuốc theo hướng dẫn điều trị từ bác sĩ. Bên cạnh đó cần có lối sống lành mạnh, ngăn ngừa các nguồn lây nhiễm và duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày. Cần ăn uống đủ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý để gan được phục hồi.