Tại sao nhiều nơi lập đền thờ người ăn mày và dặn người kinh doanh phải đối đãi tốt với người ăn mày?

( PHUNUTODAY ) - Trong dân gian có những miếu thờ không phải thờ vị thần cao quý nào mà lại thờ một người ăn mày chết đường chết chợ và được cho là rất linh thiêng.

Ở nhiều nơi trong dân gian xuất hiện đền, miếu thờ người ăn mày. Nhiều người kinh doanh sợ người ăn mày đến xin là xúi quẩy nhưng nhiều người thì rất cung kính tiếp đãi người ăn mày. Nhiều gia chủ có đám mà thấy người ăn mày là dọn hẳn bàn riêng cho họ.

Thứ nhất theo quan niệm nhân văn thì người ăn mày là người khó khăn, trời đày nên thương họ cho họ ăn là thể hiện tấm lòng cao đẹp của người với người. Hơn nữa khi chúng ta đang gặp chuyện vui vẻ nên phân phát chia lộc để lộc gia tăng, làm việc phước đức để tích thêm vượng khí cho gia đình. Bởi vậy người ăn mày xuất hiện đôi khi chính là để tạo điều kiện cho gia chủ làm thêm việc phước, làm thêm việc phước thì tăng thêm phước phần. Do đó có nhiều người không kiêng người ăn mày mang lại xúi quẩy mà cho rằng người ăn mày xuất hiện là báo điềm lành. Tuy nhiên người ăn mày vì quần áo sút mút nên thường được mời ra một góc hoặc phía sau nhà để không mất mỹ quan trong tiệc, trong đám khai trương.

an-may

Thứ hai, theo quan niệm dân gian người ăn mày có thể chính là hiện thân của thần tài. Trong dân gian có nhiều truyền thuyết về thần tài, từ chuyện ông Phạm Lãi, tới chuyện Như Nguyện… Trong số các truyền thuyết về thần tài thì có chuyện kể rằng thần tài là người coi quản tiền bạc trên thiền đình nhưng vì một lần say nên đã ngủ quên bị phạt xuống trần. Khi xuống trần thần tài rơi vào đá mất trí nhớ và bị người ta lấy trộm quần áo. Thần tài phải đi ăn xin, và may mắn được một cửa hàng ăn cho vào ăn. Lúc đó vị ăn mày này rất thích ăn thịt quay. Lạ thay khi người ăn mày đó vào thì quán bỗng dưng đông khách, bởi đó chính là thần tài trong dạng người ăn mày.

Chính vì thế nên không biết những người ăn mày ngoài kia lại là thần tài hóa thân tới nhà bạn. Thế nên nếu xua đuổi người ăn mày là xua đuổi thần tài, bạn sẽ bị mất phước mất tài mất lộc.

Trong dân gian có nhiều nơi xuất hiện miếu thờ người ăn mày. Một phần vì thời xa xưa nghèo đói nên nhiều người đi ăn xin khắp nơi, không có người thân, rồi khi đói ốm mà chết ở nơi lạ, không có ai lo hương khói. Thế nên dân địa phương lập miếu thờ vì nghĩ rằng người chết đường chết chợ như vậy rất thiêng. Hơn nữa vì họ chết như thế nên người dân xót thương mà đắp mộ lập miếu thờ thể hiện tấm lòng tương thân tương ái, thương xót của người Việt.

Do đó việc xua đuổi người ăn mày vừa thể hiện sự thiếu tinh tế vừa có thể là xua đuổi thần tài nên nhiều người kinh doanh khi gặp người ăn mày sẽ cho họ đồ ăn, quần áo. Ở nhiều địa phương có đền miếu người ăn mày được dân tin đến cúng lễ vì cho rằng người đó rất thiêng.

Do đó tùy theo nhận thức của mỗi người mà có cách hành xử khác nhau. Dẫu không tin theo tâm linh, thì người ăn mày đến xin, việc cho tiền có nhiều tranh cãi nhưng nếu họ đói hãy cho họ miếng ăn, điều đó là giúp người cơ nhỡ không làm tổn hại mà chỉ gia tăng phước đức của bạn. Trong một ngày vui vẻ, nếu bạn vẫn có thể cúi xuống đối đãi với người bẩn thỉu nghèo rách rưới thì cũng không làm xui bẩn bạn mà chỉ thể hiện bạn là người có tấm lòng nhân ái. Còn nếu bạn nghĩ đó là xui rủi thì tự khắc tâm bạn sẽ thấy khó chịu nhăn nhó và sẽ có hành xử không còn đẹp nữa.

*Thông tin chỉ có tính chiêm nghiệm tham khảo.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn