Tết Đoan Ngọ có tục ăn thịt vịt nhưng những người này nên cẩn trọng với thịt vịt để tránh bệnh

11:55, Thứ tư 05/06/2024

( PHUNUTODAY ) - Thịt vịt là một món ăn bổ và thường gặp ở Tết Đoan Ngọ trong nhiều gia đình nhưng không phải ai cũng nên ăn.

Thịt vịt là loại thịt bổ dưỡng, giàu vitamin khoáng chất. Thịt vịt còn là món ăn phổ biến trong dịp cúng Tết Đoan Ngọ. Thịt vịt có tính mát nên ăn mùa hè nắng nóng giúp thanh nhiệt. Thịt vịt còn có công dụng hỗ trợ các trường hợp bị ho, hen suyễn.

Cứ 100g thịt vịt có khoảng 25g chất protein so với gà, bò, heo, cá... thì hàm lượng protein này là cao. Ngoài ra, thịt vịt cũng cung cấp nhiều dưỡng chất như canxi, photpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… Thịt vịt giá rẻ so với gà, bò, lợn... lại dễ chế biến từ luộc, quay, nướng. Thịt vịt ăn thanh nhiệt nên mùa hè, Tết Đoan Ngọ nắng nóng rất thích hợp cho ăn thịt vịt. Món ăn dân dã này còn là món ăn truyền thống trong dịp tết Đoan Ngọ ở nhiều địa phương.

Tuy nhiên những đối tượng sau nên cẩn thận khi ăn thịt vịt:

Mùa hè và dịp Tết Đoan Ngọ nhiều người thích ăn thịt vịt

Mùa hè và dịp Tết Đoan Ngọ nhiều người thích ăn thịt vịt

Người bệnh đang bị cảm

Những người đang bị cảm lạnh hoặc mới ốm dậy thì cơ thể còn yếu không nên ăn nhiều thịt vịt. Vịt có tính hàn nên những người này ăn vào dễ bị ốm hơn, dễ gây lạnh bụng khiến tiêu chảy. Do đó nên hạn chế ăn nhiều thịt vịt trong thời gian này. Sau khi khỏi bệnh thì bạn có thể ăn thịt vịt nhiều hơn.

Người bị bệnh gout

Thịt vịt giàu dinh dưỡng nhưng cũng rất giàu purin và protein rất cao khiến cho axit uric trong cơ thể con người tăng cao không tốt cho người đang bị gout. Do đó những người đang bị bệnh gout đang biệt đang trong thời gian điều trị gout cấp thì chỉ nên ăn ít thịt vịt. Nếu thèm chỉ nên ăn mỗi bữa một vài miếng nhỏ tránh bị đau gout cấp.

Khi ăn vịt một số đối tượng bị gout, đang bị cảm lạnh... nên tránh ăn nhiều

Khi ăn vịt một số đối tượng bị gout, đang bị cảm lạnh... nên tránh ăn nhiều

Những người đang bệnh đường tiêu hóa

Người có đường tiêu hóa yếu, đặc biệt đang bị tiêu chảy thì không nên ăn nhiều vịt. Vịt có tính hàn nên khi ăn nhiều thì dễ làm nặng thêm tình trạng bị tiêu chảy,chướng bụng...Thịt vịt nhiều protein nếu những người này ăn nhiều thì sẽ làm gánh nặng cho tiêu hóa nên càng nặng thêm tình trạng bểnh

Những người thể hàn yếu

Theo Đông y, thịt vịt có tính lành. Thế nên người thể trạng yếu hàn lạnh, hay lạnh bụng, người hay ớn lạnh thì nên tránh ăn thịt vịt không nên ăn nhiều. 

Thịt vịt rất giàu dinh dưỡng nhưng bạn nên chú ý khi mua thịt vịt để tránh thịt vịt tăng trọng và tránh mua phải vịt non thì thịt sẽ không ngon, hay bị hôi. Thịt vịt cũng nên lưu ý không ăn cùng tỏi, thịt rùa, ba ba... Theo kinh nghiệm dân gian những sự kết hợp này gây khó chịu cho đường tiêu hóa.

Khi mua thịt vịt nên chú ý chọn con vịt có thịt dày, lông cánh dài, ít lông tơ là vịt đã đủ trưởng thành thì thịt sẽ không bị hôi. Nếu mua vịt đã thịt thì cầm vịt lên thấy chắc thịt, lườn thịt vịt dày, vịt ấn vào thịt đàn hồi tốt không lạnh là vịt mới thịt. Tránh mua những con vịt quá căng mọng vì có thể do bị tiêm nước để gian lận về cân nặng. Khi mua vịt đã chế biến luộc, nướng ngoài tiệm cần chú ý mua hàng uy tín để tránh vịt quay nướng lại nhiều lần, thịt sẽ bị khô, dễ nhiễm khuẩn vào mùa hè tăng nguy cơ bệnh tiêu hóa.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: An Nhiên