Trầu và cau không phải là những thực phẩm dinh dưỡng sử dụng hàng ngày nên nhiều người nghĩ chúng chỉ là những thứ cần thiết theo phong tục thờ cúng cổ truyền. Nhưng cau và lá trầu lại là những nguyên liệu rất hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Lá trầu và chiết xuất lá trầu là một thành phần được sử dụng nhiều trong công nghệ mỹ phẩm hiện đại. Đó là vì lá trầu có tính kháng viêm và giúp trắng da, dưỡng da, trị mụn rất tốt.
Trái cau là một vị thuốc giúp làm sạch ký sinh trùng đường ruột, giúp kháng khuẩn ngừa hôi miệng và sâu răng trị ăn không tiêu chán ăn, bí tiểu, nổi mụn nhiệt trong miệng. Bởi vậy trái cau được xem là một vị thuốc, đặc biệt là hạt cau.
Một số cách dùng trầu cau hữu ích cho bạn:
Lá trầu nấu nước tắm, gội, rửa mặt
Lá trầu có tính kháng viêm kháng khuẩn và sát khuẩn. Do đó bạn có thể lấy lá trầu nấu nước tắm và rửa mặt để giúp trị mụn nhọt và làm sáng da. Nước lá trầu gội đầu cũng rất tốt cho tóc và da đầu, nhất là những người có tình trạng ngứa, hay rụng tóc.
Bạn có thể dùng lá trầu không để rửa cơ quan sinh dục tuy nhiên không phải là ngày nào cũng dùng, tuần dùng 1-2 lần. Lá trầu dùng rửa mặt có thể dùng tuần 2-3 lần. Tuy nhiên bạn rất nên lưu ý lá trầu sạch và rửa sạch trước khi dùng.
Lá trầu đắp mặt nạ
Bạn rửa sạch lá trầu và xay nhuyễn rồi đắp lên mặt, đặc biệt vùng da nhiều mụn. Lá trầu giúp kháng viêm làm sạch mụn hiệu quả. Đắp tầm 20 phút thì rửa lại bằng nước sạch.
Tẩy tế bào chết bằng lá trầu
Lá trầu sau khi nấu chín lấy nước hoặc vò nát có thể dùng để chà xát lên da nhằm tẩy tế bào chết. Đặc biệt khu vực gót chân bị chai sần thì dùng lá trầu rất tốt. Khi chà xát vào những vùng da mỏng nhạy cảm thì rất nên cẩn thận và nhẹ nhàng. Nếu bạn cảm thấy vùng da hơi xót nhẹ thì không sao, chú ý không làm xây xước da là được.
Quả cau làm thuốc
Quả cau bạn có thể phơi khô rồi cất đi dồn lại dùng dần. Có thể ngâm cau với rượu trắng để chấm vào vết răng sâu, vết mụn loét trong miệng để giúp chống hôi miệng và giảm cơn đau răng.