Cách đây không lâu, một câu chuyện về bé Tiểu Quang (Quảng Đông, Trung Quốc) khiến nhiều người phải học hỏi cách làm của bà mẹ cứu sống con.
Cụ thể như sau: Bố mẹ cậu vì bận đi làm cậu bé phải sống với ông bà nội ở quê. Cứ cuối tuần, cha mẹ Tiểu Quang lại về thăm cậu con trai 1 lần.
Vì bản tính thông minh, nghịch ngợm nên cậu bé nhanh chóng nhận ra cứ cuối tuần bố mẹ sẽ tới. Do đó, cứ chiều thứ 6 là Tiểu Quang lại chạy ra ban công tầng 2 để ngóng bố mẹ tới. Mỗi lần thấy bố mẹ từ xa, cậu bé lại reo mừng nhảy cẫng sung sướng.
Cuối tuần trước, sau khi reo hò vui vẻ vì bố mẹ đã tới, Tiểu Quang đột nhiên leo lên lan can rồi lại leo xuống. Thấy cháu như vậy, ông nội Tiểu Quang vội vàng chạy ra giữ lấy vạt áo của cháu tuy nhiên đã không giữ được bé, cuối cùng cậu bé không may bị ngã từ tầng 2 xuống dưới đất.
Nhìn thấy con trai đang rơi tự do, người mẹ vội vàng mở cổng chạy tới. Đồng thời ông nội Tiểu Quang cũng chạy vội xuống để đỡ cháu. Thế nhưng ngay lúc ông đang tới muốn đỡ Tiểu Quang như mọi người vẫn làm thì con dâu ông lại đột nhiên hét lớn: ‘Bố đừng đến gần, hãy để thằng bé nằm yên như thế’. Sau đó, mẹ Tiểu Quang gọi xe cứu thương tới.
Bác sĩ kiểm tra cho Tiểu Quang và hỏi han tình hình. Khi biết người mẹ đã ngăn cản ông nội tới nơi, anh đã khen ngay: ‘Chị làm tốt lắm, rất chuyên nghiệp, nếu không thì thương tích của bé sẽ nghiêm trọng hơn thế này’.
Người ông không hiểu hỏi bác sĩ rằng chẳng phải ai thấy trẻ con ngã cũng đỡ dậy hay sao, tại sao lại là khiến tình hình của bé thêm nặng chứ.
Nghe vậy bác sĩ giải thích ngay rằng: Khi thấy con trẻ bị ngã, người lớn không nên nâng bé dậy luôn. Bởi 10 giây đầu tiên sau khi con ngã là thời gian vàng để giúp con tránh được những chấn thương. Trong 10 giây đó cha mẹ cứ để bé nằm yên tại chỗ trong tư thế ngã. Nếu cha mẹ nâng bé dậy rồi dùng tay xoa đầu bé thì sẽ làm trầm trọng việc lưu thông máu và khiến vết thương nặng hơn. Đó là còn chưa kể việc nâng bé dậy nếu không đúng tư thế thì sẽ khiến tình cảnh của bé càng thêm nguy hiểm.
Cách sơ cứu trẻ ngã có thể cứu sống trẻ ngược lại là phải nói 2 chữ 'đáng tiếc'
Khi bé bị ngã đập đầu trước tiên bạn hãy tìm cách xoa dịu bé, cố gắng không phản ứng quá mức nếu cú ngã hay va chạm nhẹ, không gây tổn thương nghiêm trọng khiến bé hoảng sợ.
Trong suốt 36 giờ đầu, cần phải theo dõi liên tục, thỉnh thoảng lại gọi xem trẻ có tỉnh lại không vì nếu có hiện tượng chảy máu trong não, trẻ có thể ngủ thiếp đi rồi chuyển qua trạng thái hôn mê mà người săn sóc không hay biết.
Một số triệu chứng đáng lo ngại khác là: Sự thay đổi thái độ đột ngột: Hoặc tự nhiên trẻ tỏ ra bàng quan với tất cả chung quanh, hoặc trái lại, tự nhiên vật vã kích động, mắt nhìn bỗng bị rối loạn, có khi nhìn như người lác mắt. Lúc này người nhà cần báo ngay cho bác sĩ để có thể chẩn đoán và xử lý kịp thời.
Trẻ có thể đã bị trẹo khớp hoặc bị gãy xương khi thấy sau khi ngã trẻ không cử động được tay, chân hoặc cử động thì đau nhói ở chỗ nào đó. Nhưng muốn xác định rõ ràng, chính xác phải đưa trẻ đi chụp X-quang. Lúc này, bạn cũng cần đưa trẻ đi cấp cứu hoặc mời bác sĩ tới. Cố gắng bất động trẻ ở một tư thế nào trẻ đỡ đau nhất.
Nếu có chảy máu thì nên sơ cứu tạm thời rồi chờ bác sĩ tới hoặc đưa trẻ tới phòng cấp cứu để lau rửa và khâu vết thương.
Những điều không nên làm khi sơ cứu trẻ bị ngã
– Không làm nóng chỗ bị thương:
Không làm nóng chỗ bị thương như lấy khăn ấm đắp lên chỗ vết thương bởi khi bị ngã, mạch máu đang bị xuất huyết, chườm nóng sẽ khiến mạch máu bị giãn ra và làm cho máu chảy nhiều hơn. Gây ra bầm tím càng nặng và khó lành.
– Không bôi dầu gió:
Nhiều người có thói quen xoa dầu gió cho trẻ và xoa bóp khi trẻ ngã. Làm như vậy tình trạng vết thương sẽ càng nặng hơn, cũng như chỗ sưng không giảm. Khi đó một số mạch máu nhỏ do bị day sẽ càng chảy máu liên tục.
– Không di chuyển nạn nhân
Không nên di chuyển nạn nhân trừ khi họ đang ở trong tình trạng nguy cấp. Mọi sự di chuyển không cần thiết đều có thể gây ra các biến chứng lớn hơn cho chính vết thương sọ não, cột sống hay những vết thương liên quan khác.