Thủ phạm khiến bà bầu bị táo bón

( PHUNUTODAY ) - Theo thống kê, khoảng một nửa phụ nữ khi mang thai đều xuất hiện triệu chứng táo bón. Vậy "thủ phạm" khiến mẹ bầu bị táo bón là do đâu?

Táo bón ở bà bầu có nghiêm trọng không?

l14

 Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Cũng có những trường hợp táo bón có thể là triệu chứng của một vấn đề khác. Nếu mẹ bầu bị táo bón nặng kèm theo những cơn đau bất thường, có thể xen kẽ với tiêu chảy hay đi ngoài nhầy hoặc ra máu, hãy liên hệ thì nên liên hệ ngay với bác sĩ. Bị táo bón khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu thiếu hụt chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng mẹ bầu không muốn ăn vì ăn vào càng thấy tức bụng, khó chịu dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị táo bón

Trong quá trình mang thai, cơ thể thai phụ có nhiều thay đổi. Cơ thể sẽ tiết ra các hoocmon giới tính duy trì thai, loại hoocmon này là nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa của thai phụ hoạt động chậm hơn. Nó ảnh hưởng tiêu cực tới đường ruột, gây cản trở việc đào thải các chất cặn bã ra ngoài qua hậu môn.

Cũng có thể do sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Các mẹ bầu cần biết rằng sự llớn lên của thai nhi làm gia tăng áp lực lên khung xương chậu, làm tình trạng táo bón gia tăng. Thêm vào đó là việc tăng cân nhanh, cảm giác mệt mỏi, thiếu luyện tập là những nguyên nhân rất dễ dẫn đến táo bón ở bà bầu.

Bà bầu bị táo bón có thể là do chế độ ăn uống không đảm bảo. Chẳng hạn như cung cấp ít chất xơ, uống ít nước, uống rượu, bia,…Đặc biệt, ở thời kỳ đầu và cuối của thai kỳ thai phụ thường bị kích thích đi tiểu nhiều về ban đêm, nên nhiều thai phụ ngại uống nước nên càng dễ bị táo bón khi mang thai. 

Lưu ý, bà bầu bị táo bón có thể do uống viên sắt và canxi bổ xung. Để hấp thụ những khoáng chất trong một số loại viên sắt cơ thể cần một lượng lớn nước. Tuy nhiên không phải bà bầu nào cũng uống đủ, hơn nữa một phần các khoáng chất này không hấp thụ được vào cơ thể phải ra ngoài là gánh nặng của hệ tiêu hóa, làm gia tăng nguy cơ bị táo bón.

Tử cung ở thai phụ tăng kích thước chèn ép các cơ quan trong ổ bụng cũng là lý do khiến các bà bầu bị táo bón khi mang thai và bệnh trĩ. Ngoài ra, khi mới mang thai thì dấu hiệu bị nôn do nghén có khả năng khiến cơ thể người mẹ bị mất nước. Cuối thai kỳ, do thai nhi gây chèn ép tới ruột nên cũng dễ làm ba bầu bị táo bón.

Cách khắc phục táo bón tốt nhất

l15

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Tốt nhất là mẹ bầu nên uống nhiều nước khi mình bị táo bón. Bên cạnh đó nên vận động tích cực cũng giúp ngăn ngừa táo bón, đặc biệt mẹ bầu là dân văn phòng việc phải ngồi nhiều. Một số động tác yoga dành cho bà bầu cũng hỗ trợ hiệu quả trong việc ngừa chứng táo bón. 

Mẹ bầu nên uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp cho cơ thể bạn dễ dàng bài tiết ra những chất cặn bã để “tống khứ” ra bên ngoài vào sáng hôm sau. 

Mẹ bầu tuyệt đối không tự dùng thuốc tùy ý. Hãy thận trọng và cân nhắc xem có nên sử dụng thuốc điều trị táo bón không và phải tham khảo ý kiến bác sĩ và dược sĩ trước.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn