Thứ rau gia vị rẻ tiền đầy chợ Việt, mua 10.000 về nấu món ăn bài thuốc quý, tốt cho cả gia đình

( PHUNUTODAY ) - Thứ rau rẻ tiền này lại là thuốc quý giúp trị bệnh cho cả người già, trẻ nhỏ, vợ, chồng nam nữ

Trong nhóm rau gia vị có cây hẹ thuộc họ hành tỏi. Cây hẹ có mùi lai giữa tỏi và hành rất đặc trưng. Lá hẹ giàu dược tính và được sử dụng thường xuyên trong các món ăn của người Việt. Đặc biệt với các quán mì hoành thánh thì không thể nào thiếu lá hẹ, bởi thiếu lá hẹ là không thể ra hương vị đặc trưng của món ăn này nữa.

Hẹ là một loại kháng sinh tự nhiên giúp kháng khuẩn, trị nhiều virus vi khuẩn. Cây hẹ giúp trị viêm đường hô hấp, ho, bệnh răng nướu rất tốt nhờ tính diệt khuẩnTheo nhiều bài thuốc dân gian, cây hẹ cho nhiều kháng sinh quý đặc biệt với các bệnh về hô hấp và đường ruột của trẻ em. Phân tích của khoa học hiện đại, hẹ đã được các nhà khoa học nghiên cứu có các hợp chất: Sunfua, saponin và chất đắng... Trong cây hẹ có Odorin có trong cây hẹ được xem như một kháng sinh đặc trị các loại vi trùng staphyllococcus aureus và Bacillus coli. Ngoài ra, trong hạt hẹ còn có ancaloit và saponin có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn đường ruột như  Staphyllococcus aureus, Samonella typhi, Sh Flexneri và Subtilis, colipathogene và Coli bethesda.

la-he

Lá hẹ được dùng nhiều trong các món ăn bài thuốc dùng được từ cho trẻ nhỏ tới người già, phụ nữ, đàn ông. 

Những món ăn bài thuốc từ cây hẹ

Lá hẹ trị ho: Dùng lá hẹ giã và vắt lấy nước, mang hấp với chút đường phèn có thể dùng cho cả trẻ nhỏ. 

Lá hẹ giúp hỗ trợ sỏi thận: Nấu canh đậu hũ với thịt bằm. Sau đó nêm nhiều lá hẹ rồi ăn giúp bài tiết tốt hơn.

Trị ứ máu cho phụ nữ chu kỳ kinh nguyệt: Giã nhuyễn cây hẹ, lấy nước uống giúp phụ nữ đến chu kỳ mà không hành kinh, ứ máu, chảy máu cam.

Hẹ trị ngộ độc thức ăn: Dùng lá hẹ vắt lấy nước, thêm chút nước cốt gừng giúp trị ngộ độc thức ăn,  đau bụng dưới, phụ nữ nôn mửa sau khi sinh nở.

Hẹ trị tiền liệt tuyến và bạch đới: Dùng hạt hẹ sắc uống giúp trị bệnh khí hư bạch đới ở nữ giới và trị viêm tiền liệt tuyến ở nam giới.

canh-he-dau-hu

Trị giun kim, tẩy giun cho trẻ nhỏ: Dùng lá hẹ sắc uống và nhỏ vào hậu môn giúp trị giun.

Trị côn trùng chui vào tai: Nếu không may bị côn trùng chui vào tai, bạn chớ dùng tăm bông ngoáy sẽ càng đẩy côn trùng vào sâu bên trong. Hãy lấy một nắm lá hẹ rửa sạch giã nát, vắt lấy nước cốt nhỏ vào tai có côn trùng, côn trùng sẽ tự bò ra.

Chữa cảm mạo, ho do lạnh: Lá hẹ 250g, gừng tươi 25g, cho thêm ít đường phèn, hấp chín, ăn cái, uống nước.

Chữa đau răng: Lấy một nắm hẹ (cả rễ) giã nhuyễn, sau đó mang đặt vào chỗ đau, đặt liên tục cho đến khi khỏi.

Chữa chứng táo bón: Hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ pha nước uống, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần khoảng 1 thìa cà phê. 

nuoc-la-he

Chữa chứng đái dầm ở trẻ em: Nấu cháo gạo 50g, dùng 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường, ăn nóng, dùng liên tục trong 10 ngày.

Chữa trĩ sưng đau: Một nắm to lá hẹ cho vào nồi đất cùng với nước, dùng lá chuối bịt kín nồi, đun đến khi sôi thì nhấc xuống, chọc một lỗ thủng trên lá chuối cho hơi bay lên để xông trĩ. Khi thấy hết hơi bay lên thì đổ hẹ ra chậu ngâm rửa hậu môn.

Chữa ra mồ hôi trộm ở trẻ nhỏ: Lá hẹ tươi 200g, thịt rắn 100g. Hai thứ đem cùng hấp chín, nêm gia vị vừa đủ để ăn hằng ngày. 

Chữa chứng tiểu đêm: Dùng lá hẹ, dây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, câu kỷ tử, nữ trinh tử (mỗi vị 40g), đem phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g. Ngày uống 2 lần với nước ấm.

Các vị thuốc từ lá hẹ rất đơn giản và dễ làm. Bạn cũng có thể dùng lá hẹ làm gia vị hàng ngày trong bữa ăn để giảm tình trạng nhiễm khuẩn đường tiêu hóa và nâng cao khả năng chống oxy hóa. Theo kinh nghiệm một số người dùng lá hẹ hỗ trợ tốt cho việc lợi tiểu, bài sỏi thận và trị táo bón. Do đó bạn có thể dùng hẹ trong bữa ăn hàng ngày. Hơn nữa đây cũng là loại gia vị cần thiết và quen thuộc trong các món ăn.

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn