Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 7 tuổi

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Bây giờ bé nhà bạn đã học lớp 2 rồi, tuy nhiên các bà mẹ cũng không được lơ là chế độ thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 7 tuổi đâu nhé.

Thực đơn dinh dưỡng khi trẻ được 7 tuổi

Giờ đây, khi trẻ đã được 7 tuổi, thì trẻ đã biết mình thích ăn gì và đã tự ăn rồi nhé. Tuy nhiên, đối với những trẻ lười ăn hay biếng ăn thì việc có một thực đơn dinh dưỡng ngay cả khi trẻ đã được 7 tuổi vẫn là điều hết sức cần thiết.

Khi trẻ được 7 tuổi, thực đơn dinh dưỡng của trẻ là gì?

Theo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng khi trẻ được 7 tuổi, thì trong giai đoạn này trẻ cần rất nhiều nguồn năng lượng để có thể hỗ trợ cho các hoạt động của mình. Vậy nên việc cung cấp nguồn dinh dưỡng cho trẻ khi trẻ đã được 7 tuổi là việc mà tất cả các bậc phụ huynh đều phải lưu ý, hơn thế nữa, nếu trẻ không được cung cấp đầy đủ nguồn dinh dưỡng thiếu yếu thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các bé.

Theo đó, các mẹ có thể tham khảo thực đơn cho trẻ 7 tuổi như sau:

1. Tinh bột, ngũ cốc:

Tinh bột, ngũ cốc các mẹ có thể cung cấp cho trẻ từ cơm, bánh mì, phở, nui, mì, ngũ cốc… Lượng tinh bột trẻ 7 tuổi cần cho mỗi bữa ăn có thể như sau: 1 chén cơm hoặc bánh mì, nui, hoặc 2/3 chén ngũ cốc lúa mì, 1 bánh bông lan vừa...

2. Rau củ quả:

Mô tả ảnh.
Nguồn dinh dưỡng khi trẻ được 7 tuổi

Đối với trẻ 7 tuổi thì hàng ngày trẻ nên ăn đầy đủ rau xanh và trái cây các loại.

Thực đơn tham khảo cho mỗi bữa ăn là: 1 trái chuối hoặc táo, lê, hoặc 2 trái mận hoặc 1 ít quả nho. Về rau củ, ba mẹ có thể cho trẻ dùng ½ củ khoai tây hoặc khoai lang, cà rốt, bí đỏ, nửa chén rau bông cải xanh, bó xôi, rau dền, mồng tơi…

3. Đạm, sữa:

Đây là giai đoạn trẻ đang phát triển mạnh, do vậy mà mỗi phần ăn cho trẻ có thể là 1 ly sữa 250ml hoặc 2 lát phô mai, 1 hũ sữa chua.

Đối với chất đạm, mỗi lần ăn, ba mẹ nên cho trẻ dùng thịt, cá, trứng, đậu hạt như 65g thịt bò, heo nạc, cừu, bê, heo đã qua chế biến, một tuần chỉ nên ăn tối đa 455g hoặc 80g thịt gà nạc đã qua chế biến hoặc 100g phi lê cá hoặc 170g đậu hũ hoặc 2 cái trứng hoặc 30g đậu phộng, hạnh nhân, hạt hướng dương. … để bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ nhé.

Những loại hạt mà mẹ không thể bỏ qua với sự phát triển của trẻ

Ngoài  nguồn dinh dưỡng thiết yếu như vitamin, khoáng chất có trong các loại hoa quả, thực phẩm là rất cần thiết cho trẻ, thì những loại hạt sau đây cũng giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện đấy các mẹ nhé:

1. Các loại ngũ cốc nguyên chất

Các mẹ có thể tìm thấy những loại ngũ cốc từ: gạo, lúa mì, bột mì chưa qua chế biến, đây là nguồn cung cấp năng lượng không thể thiếu cho trẻ vận động, tăng trưởng và phát triển. Hơn nữa, trong ngũ cốc còn có chứa nhiều vitamin B, folate và rấtt nhiều những hóa chất thực vật cũng như chất xơ.

2. Các loại hạt:

Các mẹ có biết, trong hạt lạc, hạt điều, vừng, đậu nành… đều có chứa các loại chất béo lành mạnh cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ em cũng như có ích cho tim mạch.

Theo ý kiến của các chuên già thì mỗi bữa sáng, trẻ nên được bổ sung một chút chất béo có nguồn gốc từ hạt sẽ là nguồn năng lượng dồi dào để vui vẻ cả ngày.

3. Các loại đậu

Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen…đều là những loại đậu chứa các thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong các sản phẩm từ động vật, đặc biệt các loại hạt này có chứa một lượng chất sắt không nhỏ, giúp cải thiện chứng thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em.

Hơn thế nữa, trong đậu còn rất giàu kẽm – là một khoáng chất rất cần thiết, giúp giảm nguy cơ sinh non, sinh nhẹ cân hoặc kéo dài thời gian chuyển dạ. Ngoài ra, trong đậu có chứa nhiều protein, giàu canxi, kali, kẽm, vitamin B6, magiê, folate và axit alpha – linolenic… Cũng rất quan trọng với sự phát triển của các bé yêu nữa nhé.

4. Các loại hạt dinh dưỡng:

Theo nghiên cứu, các loại hạt dinh dưỡng như quả óc chó, hạt hạnh nhân, quả macca…không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể mà còn có tác dụng ngăn ngừa bệnh tật và đào thải những chất có hại trong cơ thể.cho người lớn và trẻ em.

Ta cũng có thể thấy, quả óc chó còn rất có lợi cho sự phát triển trí não, tăng khả năng nhận biết; phản xạ nhanh hơn, giúp trẻ thông minh và nhanh nhẹn nhờ có omega 3 có trong quả óc chó; tham gia vào việc phát triển xương và răng chắc khỏe, giúp bé cao lớn hơn, phòng tránh được các bệnh do xương khớp gây ra và chống lại các bệnh như tim mạch, tiểu đường, trầm cảm và ung thư.

Vì lợi ích tuyệt vời của các loại hạt nên các mẹ cũng đừng nên bỏ qua những loại hạt đó cho trẻ đâu nhé.

Thực đơn dinh dưỡng của bé 3 tuổi
Thực đơn dinh dưỡng của bé 3 tuổi
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Giờ đây, bé đã có thể đã quá quen với cơm và một số món ăn thân thuộc rồi. Nhưng khi bé được 3 tuổi, các mẹ có nên bổ sung thực đơn cho bé?
Thực đơn dinh dưỡng cho bé 6 tuổi
Thực đơn dinh dưỡng cho bé 6 tuổi
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Mới thế mà bé yêu của mẹ đã chuẩn bị vào lớp 1 rồi đấy. Vậy thực đơn dinh dưỡng của bé có khác gì so với lúc bé còn học mẫu giáo?
Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn