Thường xuyên thức dậy lúc 3-4 giờ sáng: Hãy đi gặp bác sĩ ngay vì căn bệnh nguy hiểm đang đứng bên cạnh

( PHUNUTODAY ) - Hãy chú ý quan sát sức khỏe của bản thân nếu có dấu hiệu tỉnh giấc lúc 3-4 giờ sáng và không dễ dàng ngủ trở lại. Đây là dấu hiệu cảnh báo căn bệnh nguy hiểm

Bị nóng trong gan

thuc day giua dem-phunutoday

Thời gian từ 1-3 giờ sáng chính là khung giờ gan hoạt động mạnh mẽ nhất, và các triệu chứng ở gan sẽ xuất hiện. Nếu bạn thức dậy trong thời gian này, đó có thể là các vấn đề về gan đang phát sinh. Nên cẩn thận kiểm tra xem có bị nóng trong gan hay không.

Trầm cảm

Một nghiên cứu cho thấy khoảng 50% các triệu chứng đầu tiên của trầm cảm là mất ngủ và thức dậy sớm, đây là nguyên nhân cần đặc biệt chú ý.

Nếu bạn thức dậy trước 1 đến 2 giờ so với thời gian thức dậy bình thường, và rơi vào tình trạng rất khó ngủ sau khi thức dậy, đồng thời tình trạng này kéo dài hơn hai tuần thì tốt nhất là bạn nên xem lại.

Đặc biệt là sau khi thức dậy sớm, tâm trạng của bạn có cảm giác bị trầm cảm và không có tinh thần làm việc hay giao tiếp trong suốt cả ngày. Tại thời điểm này, cần phải hết sức cảnh giác. Nên đến khoa tâm thần để xem có bị trầm cảm hay không.

Thiếu khí huyết, mệt mỏi

Vào giữa đêm, khoảng từ 2-3 giờ sáng, là thời gian mà phổi hoạt động nhiều trong việc vận chuyển khí huyết.

Nếu trong giai đoạn này mà khí huyết không đủ, nó sẽ ảnh hưởng đến sự lưu thông bình thường của máu tới các cơ quan liên quan, trong khi cơ thể có chức năng tự phục hồi, nó sẽ ngăn không cho các cơ quan liên quan bị bệnh do thiếu máu, từ yếu tố này sẽ dẫn đến hiện tượng thức tỉnh bạn.

Do đó, nếu bạn bị thức dậy vào khung giờ 2-3 giờ sáng, có thể cần phải xem xét đến sự thiếu máu hoặc các triệu chứng mệt mỏi quá mức.

Thiếu máu cơ tim

Thời gian nửa đầu của giấc ngủ chủ yếu là để ức chế vỏ não, loại bỏ mệt mỏi và những thói quen của cơ thể, và vào thời gian nửa sau, tức là giữa đêm đến sáng là khoảng thời gian dành cho phần còn lại của cơ thể nghỉ ngơi, hoạt động toàn thân sẽ bị giảm.

Khi việc cung cấp máu bình thường cho tim không đủ sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho não, vỏ não bị kích thích sẽ khiến bạn không thể ngủ, điều này có thể gây ra sự kích thích, hạn chế cung cấp máu bình thường cho tim, từ đó có thể bị thiếu máu não.

Làm thế nào để ngủ trở lại?

Điều quan trọng nhất để bạn có thể tìm lại giấc ngủ dễ dàng hơn đó là đưa cơ thể trở về trạng thái thả lỏng. Hãy cảm nhận sự dễ chịu khi được đặt lưng xuống giường và toàn bộ cơ bắp đang thư giãn.

Sau đó, hãy thở sâu, chậm rãi để tâm trí được rơi vào vô thức. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng về một vấn đề nào đó, hãy cố tình lái suy nghĩ đến những điều nhẹ nhõm và để cho trí não của bạn chơi “liên kết từ” với chủ đề đó cho đến khi ý thức bắt đầu biến thành những giấc mơ. Nếu làm được những điều đó, bạn sẽ nhanh chóng “bị” ngủ quên.

Giấc ngủ ban đêm rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Việc cơ thể không được tận hưởng trọn vẹn 8 tiếng “vàng” để nghỉ ngơi này là một thiệt thòi lớn. Vậy nên, hãy tạo những thói quen giúp có giấc ngủ tốt hơn như tập một vài môn thể thao nhẹ như đi bộ hoặc yoga, luôn giữ tinh thần thoải mái, đi ngủ sớm,…

Trường hợp đã làm mọi cách nhưng vẫn không thể cải thiện tình hình, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chưa trị, thay vì sử dụng các loại thuốc hỗ trợ gây ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.

Theo:  khoevadep.com.vn copy link