Trẻ bị hẹp bao quy đầu đừng cắt hay nong hãy làm theo cách này an toàn và tốt hơn cho con

19:00, Thứ hai 24/07/2017

( PHUNUTODAY ) - Trẻ bị hẹp bao quy đầu đừng cắt hay nong hãy làm theo cách này an toàn và tốt hơn cho con - cha mẹ cần hết sức lưu tâm.

tre-bi-hep-bao-quy-dau-khi-nao-can-den-benh-vien-hep-bao-quy-dau-o-tre

 

Hẹp bao quy đầu là hẹp lỗ mở của bao quy đầu làm cho bao quy đầu không tách rời được khỏi quy đầu. Có hai dạng hẹp bao quy đầu, hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý. Trong đó, hẹp bao quy đầu sinh lý do bao quy đầu dính vào quy đầu và miệng sáo. Còn hẹp bao quy đầu bệnh lý là do hẹp thực sự sau những đợt viêm nhiễm.

Thạc sĩ, bác sĩ Trà Anh Duy - chia sẻ trên VnExpress: hẹp bao quy đầu là tình trạng bao quy đầu không thể kéo xuống được làm cho bao không thể tách khỏi quy đầu. Đây có thể là hẹp sinh lý hoặc hẹp bệnh lý.

Hẹp sinh lý là bao quy đầu dính với quy đầu một cách tự nhiên để bảo vệ quy đầu và lỗ tiểu lúc trẻ mới sinh ra, chiếm khoảng 96%. Trong 3 năm đầu, dương vật của trẻ to dần ra, lớp bề mặt da sẽ bong ra, tích tụ lại thành chất bợn nằm bên dưới bao quy đầu, giúp bao quy đầu tách dần khỏi quy đầu và tự tuột hẳn ra. Việc không ít trường hợp tích tụ chất bợn này thành một “cục” khiến phụ huynh hoang mang rằng con mình bị u bướu. Tuy nhiên đây là hiện tượng sinh lý bình thường trong quá trình tách da bao quy đầu khỏi quy đầu.

Khi trẻ được 3 tuổi, tỷ lệ hẹp bao quy đầu giảm dần xuống còn 10%. Đến năm 16 tuổi thì chỉ có không tới 1% bé bị hẹp bao quy đầu thực sự.

Hẹp bệnh lý là hẹp thật sự khi có sự hiện diện của sẹo xơ. Sẹo xơ được hình thành do viêm nhiễm tái phát nhiều lần ở bao quy đầu bình thường hoặc bao quy đầu dài. Đây là dạng hẹp bao quy đầu cần điều trị.

Chia sẻ trên báo Dân trí, BS. Anh Dũng khẳng định hẹp bao quy đầu không phải là bệnh lý mà là hiện tượng sinh lý sau đẻ.

Theo đó, khi mới sinh, đa số trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý, nhưng cùng với thời gian, bao quy đầu sẽ tách khỏi quy đầu mà trong nhiều trường hợp là không cần can thiệp.

Trên thực tế, trao đổi với chúng tôi, chị Lan Phương (Hoàn Kiếm) có con trai 7 tuổi cho biết, ngày mới sinh con, ngay trong tháng đầu, chị đã mời bác sĩ đến khám vì thấy đầu “chim” của con có biểu hiện đỏ. Bác sĩ viện Nhi khi đó đã tư vấn chị vệ sinh kỹ vùng này bằng cách kéo ngược phần bao quy đầu mỗi khi tắm, nếu qua 3 tuổi không hết mới cần phải đi khám để làm thủ thuật. Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ, con chị hoàn toàn không còn bị viêm và không phải đợi đến 3 tuổi, chỉ 1 tuổi là bé đã hoàn toàn không còn bị hẹp bao quy đầu.

hep-bao-quy-dau-khi-nao-can-den-benh-vien-hep-bao-quy-dau-o-tre

 

Chỉ can thiệp khi có biểu hiện bất thường

Trước sự lo lắng của các bậc cha mẹ về tình trạng hẹp bao quy đầu và đưa đến các phòng khám để thực hiện can thiệp, BS Anh Dũng khẳng định: chỉ can thiệp khi trẻ bị viêm và có vấn đề khi đi tiểu (tiểu khó, đi tiểu phải dặn, có hiện tượng phồng bao quy đầu khi đi tiểu, tia đái lệch, vẹo).

“Nếu thấy tia nước tiểu của trẻ không bình thường hoặc dương vật trẻ bị sưng tấy, cha mẹ nên cho con đi khám ngay”, bác sỹ Dũng khuyến nghị.

Trẻ em được chỉ định cắt bao quy đầu trong những trường hợp sau:

- Hẹp bao quy đầu bệnh lý, lúc này bao quy đầu của bé bị chít hẹp xơ chai.

- Trong trường hợp điều trị bảo tồn thất bại.

- Vì lý do tôn giáo, thẩm mỹ hoặc yêu cầu của người nhà.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Ngọc Lê