Đây chính là những bộ phận chứa nhiều chất độc hại của lợn mà ít ai ngờ tới

11:20, Thứ hai 24/07/2017

( PHUNUTODAY ) - Đây chính là những bộ phận chứa nhiều chất độc hại của lợn mà ít ai ngờ tới thậm chí còn được ưa chuộng.

gan-heo1

 

Bộ phận độc hại từ lợn

Gan lợn

Gan lợn là bộ phận chứa nhiều cholesterol và các kim loại nặng. Nhu cầu mỗi người chỉ được phép dung nạp khoảng 300mg cholesterol/ngày. Trong khi đó, cholesterol trong gan lợn rất lớn, nếu chỉ ăn 100g gan, sẽ dung nạp trên 400mg cholesterol.

Tất cả các thức ăn khi lợn ăn vào đều phải đi qua gan để giải độc, quá trình thải độc đó nếu không thực hiện tốt vô tình giữ lại rất nhiều tồn dư chất độc hại, bao gồm chất tăng trưởng trong thức ăn chăn nuôi và rất nhiều hợp chất và kim loại nặng. Vì thế, bạn nên cân nhắc việc ăn gan lợn và số lượng phù hợp để không bị dư thừa cholesterol, chất độc, kim loại nặng, gây tổn hại cho sức khỏe.

Tiết canh

Tiết của lợn nếu đã được nấu chín thì không sao nhưng khi ăn sống thì rất có hại. Ở Việt Nam, trên 70% bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn là do ăn tiết canh lòng lợn. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp. Tỷ lệ tử vong khoảng 7%.

Phổi lợn

Phổi là bộ phận tích tụ nhiều độc tố nhất trên cơ thể lợn. Là cơ quan hô hấp, phổi lợn có rất nhiều phế nang, đây được xem là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi.

Bên cạnh đó, lợn có thói quen đặc biệt là rất hay hít thở sát đất nên đã hút vào phổi một lượng rất lớn bụi bẩn hàng ngày. Khi hít thở, một lượng bụi cùng với các kim loại nặng sẽ bị hít sâu vào trong phổi và nằm yên ở đó. Khi con người ăn vào, sẽ vô tình mang theo bụi, kim loại nặng vào theo, thậm chí có cả virus gây bệnh, gây hại rất lớn cho cơ thể.

Theo kết quả kiểm nghiệm, trong phổi lợn chứa một lượng độc tố, bởi chất tạo nạc và những thành phần tăng trọng trong thức ăn chăn nuôi, chiếm tỷ lệ 60% trong toàn bộ thịt lợn. Ăn phổi lợn nếu không xử lý, sơ chế đúng cách có thể bị ngộ độc.

Ngoài ra, có một số lượng lớn các virus và vi khuẩn lưu trú trong phổi. Lợn thường xuyên hít thở sát mặt đất, hít vào phổi rất nhiều ký sinh trùng, bệnh dịch và vi khuẩn virus cũng liên tiếp chui vào phổi. Lợn có thói quen nằm nhiều hơn di chuyển, mọi khí bẩn và ô nhiễm trong chuồng lợn đều bị hít vào phổi và rất khó để đào thải, thanh lọc hết những chất độc này.

gan-heo

 

Lưu ý khi ăn thịt lợn

Không ăn cùng thịt bò

Trong cuốn sách cổ tên là "Ẩm thiện chính yếu" từng ghi chép rằng, không nên ăn thịt lợn cùng với thịt bò, đồng thời được người dân lưu truyền và áp dụng trong một thời gian dài.

Theo những nghiên cứu trong Đông y, căn cứ trên đặc tính thực vật thì thịt lợn tính axit, lạnh, thuộc nhóm thực phẩm âm thịnh hơn dương.

Trong khi đó, thịt bì có tính cam ngọt ôn, bổ tì vị, tráng dương thận và tứ chi, có tác dụng an trung ích khí. Lý do không nên ăn hai món này chính là tránh sự xung đột nóng lạnh, hai thái cực khác nhau sẽ "đánh" nhau gây hại cho sức khỏe.

Không ăn cùng gan dê

Gan dê có mùi khá đặc biệt, vị đắng, tính hàn lạnh, có tác dụng bổ gan, sáng mắt, trị gan suy nhược.

Trong khi đó, thịt lợn có vị nóng, theo thuộc tính của thực phẩm thì hai vị này không nên ăn cùng nhau, tạo thành một mùi vị kỳ lạ, hăng hắc khó chịu khi ăn. Trẻ em càng không thích ngửi mùi vị này, nên tốt nhất không nên chế biến cùng hay ăn cùng trong một bữa ăn.

chia sẻ bài viết
Theo:  khoevadep.com.vn copy link
Tác giả: Ngọc Lê