Hét lên như thể một con mèo bị túm đuôi nếu bạn cố gắng thay/mặc quần áo cho bé
Đơn giản, con người bé nhỏ siêu thông minh kia chỉ thích mặc một cái bỉm và được da tiếp da với mẹ. Đây là một dấu hiệu trẻ thông minh hết sức đáo để thế đấy! Bởi vì tiếp xúc da thịt thúc đẩy sự tương tác giữa mẹ và trẻ sơ sinh, kích thích tuyến sữa hoạt động và tăng cường liên kết mẹ và con cũng như duy trì nhiệt độ cơ thể bé, giữ cho bé cảm thấy bình tĩnh, hít thở tự nhiên hơn. Da tiếp da cũng cho phép mẹ (hoặc người chăm sóc bé) đáp ứng nhanh hơn với những tín hiệu gắt ngủ, đòi ăn và thật kỳ diệu khi nó giúp phát triển hệ thống miễn dịch của bé. Một đứa trẻ tinh khôn sẽ tìm đủ mọi cách để nhận được những điều tốt nhất từ mẹ ngay từ bé.
Thích mút tay
Nhiều mẹ không muốn cho con mút tay vì nghĩ rằng đây là một thói quen xấu, mất vệ sinh. Nhưng các chuyên gia nói rằng mút tay thể hiện sự phát triển của trẻ. Lúc này em bé đã biết cách khám phá thế giới bên ngoài và đưa tay vào miệng được miêu tả là bé đã bắt đầu học cách kiểm soát động tác tay của mình. Các mẹ không nên ngăn cản thói quen này của bé mà nên cắt móng tay, rửa tay của bé sạch sẽ để bé mút tay.
bỏ bất cứ thứ gì vào miệng
Em bé 4-5 tháng tuổi thường đã biết cầm nắm và nhặt mọi thứ để cho vào miệng. Nhiều mẹ lo lắng vì nghĩ rằng nhiều đồ vật sẽ chứa vi khuẩn gây hại. Tuy nhiên các chuyên gia nói rằng trẻ em có cách khám phá thế giới rất riêng của mình. Đối với những đồ vật lạ, trẻ sẽ khám phá bằng miệng thông quá cách mút, liếm, cắn, nếm.
Bốc ăn mọi thứ
Đây là độ tuổi trẻ bắt đầu tập ăn dặm. Bé vẫn chưa biết sử dụng thìa hay đũa để ăn đồ ăn mà thường bốc bằng tay. Nhiều phụ huynh sẽ cảm thấy e dè khi bé dây bẩn tất cả tay chân, mặt mũi và quần áo. Nhưng các chuyên gia nói rằng đây là giai đoạn trẻ đã có những ý thức đầu tiên trong việc tự giác ăn, muốn ăn. Cho trẻ ăn bốc sẽ giúp trẻ cảm thấy quen với các loại thực phẩm và còn giúp tránh tật kén ăn, lười ăn của bé sau này. Mẹ nên dùng yếm ăn cho con và cũng lưu ý không nên cho con ăn các thực phẩm dạng hạt như hạt lạc, hạt đỗ, hạt ngô.. để tránh trẻ bị hóc, nghẹn.
Trẻ từ 5 tháng đến 1 tuổi: bập bẹ nói hoặc la hét
Trẻ từ 5 tháng tuổi trở đi đã bắt đầu bập bẹ và nói những bằng những ngôn ngữ rất đáng yêu. Các chuyên gia nói rằng đây là một cách thể hiện ngôn ngữ của em bé. Em bé 5 tháng tuổi đã biết cách thu hút sự chú ý của người khác bằng cách bập bẹ nói hoặc la hét.
Trẻ từ 6 tháng tuổi: nhút nhát, sợ người lạ
Nhiều bậc cha mẹ nhận thấy rằng em bé của mình trước đó rất tươi cười, thân thiện với mọi người, nhưng khi được 6 tháng tuổi bé bằng đầu nhút nhát, sợ người lạ, gặp người lạ là khóc. Các chuyên gia nói rằng em bé đã bắt đầu có chút kỷ niệm về người thân yêu của mình. Em bé 6 tháng tuổi đã biết phân biệt giữa người thân và những người xa lạ. Em bé đã nhớ hình ảnh của bố mẹ mình và cảm thấy sợ hãi khi đó không phải là họ. Hiện tượng trẻ nhút nhát, sợ người lạ thường mất dần sau khi trẻ được 18 tháng tuổi. Tuy nhiên, do môi trường và phương pháp giáo dục khác nhau, 1 số đứa trẻ 3-4 tuổi vẫn còn nhút nhát và sợ người lạ vì vậy mẹ nên lưu ý về điều này. Bố mẹ cũng nên thường xuyên để trẻ tiếp xúc với những người thân, hàng xóm trong gia đình để trẻ quen dần và mạnh dạn hơn trong giao tiếp với mọi người.
Suốt ngày đòi ăn
Suốt ngày đòi ăn: cứ ăn rồi ngủ, rồi lại ăn rồi ngủ… lặp đi lặp lại suốt cả ngày như thể bé chỉ muốn ăn và ngủ để cho mau lớn vậy. Bé không cho mẹ kip làm gì hết. Bạn có thể nghĩ rằng mình có nhiều việc cần giải quyết như dọn dẹp nhà cửa, trông con lớn, tắm rửa, cơm nước, dọn dẹp… nhưng bé thì khác. Dường như việc quan trọng duy nhất trong ngày của bé là ăn và ngủ, chẳng còn việc gì quan trọng hơn thế. Và đó là lý do vì sao bạn chẳng làm được gì khi ở nhà với một đứa trẻ thông minh từ lúc mới sinh!