Trị bệnh lười học của con không khó, chỉ cần dùng đúng cách

( PHUNUTODAY ) - (Phunutoday) - Cha mẹ thường hết sức khổ tâm, lo lắng khi thấy con mình lười học, chán học, nhưng thực sự thì bệnh lười học của con không hoàn toàn là khó trị.

Dùng lời nói khéo léo, nhẹ nhàng

Lười biếng học là một thói xấu, tuy nhiên thói xấu ấy không khó sửa nếu như có một nhận thức đúng đắn và lòng quyết tâm cao. Vì thế khi phê bình con bạn nên giữ thái độ bình tĩnh, dùng lời nói khéo léo, nhẹ nhàng để chỉ dạy, thuyết phục trẻ. 

Thói lười học của trẻ không khó sửa nếu trẻ có nhận thức đúng đắn và lòng quyết tâm cao (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Những lời lẽ thô tục, hành vi bạo lực chỉ đưa trẻ đến tình trạng chống đối rất xấu mà thôi. Và khi trẻ tỏ ra nghe lời, hành động theo những chỉ bảo đúng đắn thì nên tỏ thái độ bao dung, quan tâm, yêu quý chúng nhiều hơn.

Muốn trẻ dễ tiếp thu lời phê bình của bạn thì trước khi phê bình cần biểu dương nhưng ưu điểm trẻ đã đạt được. Như thế chúng sẽ nhận lỗi dễ dàng hơn và có ý thức sửa chữa. Điều quan trọng là hãy cho con bạn một môi trường sống tốt, trong đó vợ chồng bạn giữ vai trò chủ đạo.

Giúp con thay đổi nhận thức, thái độ với việc học

Trẻ lười học, không tự giác học có thể là vì chúng chưa ý thức tầm quan trọng của việc học đối với bản thân. Cha mẹ cần phải thay đổi nhận thức này của trẻ, để trẻ hiểu lợi ích của việc học tập đối với chúng, vì bản thân chúng, chứ không phải học cho bố mẹ, cho thầy cô giáo. Hãy kể cho con nghe những điển hình học tốt và những thành công của họ cũng như nêu những nhân vật không học đến nơi đến chốn và cuối cùng phải gánh chịu hậu quả.

Trẻ không tự giác học có thể là vì chúng chưa ý thức tầm quan trọng của việc học đối với bản thân (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Nói với con rằng, cả nhà sẽ không nhắc nhở con nhiều về chuyện học hành của con, thay vào đó con sẽ phải tự ý thức trách nhiệm của mình. Nếu không làm bài tập về nhà hoặc bị điểm kém khiến cô giáo phải nhắc nhở, trẻ sẽ bị phạt.

Ví dụ, con sẽ không được đi chơi cuối tuần với cả nhà hoặc bố mẹ đi xem phim vào buổi tối đẹp trời mà không có con để phạt cho con nhớ.

Theo dõi sát sao thời gian học tập của con

Cha mẹ có thể cùng con lập thời gian biểu hợp lí, cân bằng giữa học tập, vui chơi, làm việc nhà…để con không dành quá nhiều thời gian cho việc học dẫn đến chán học. Đồng thời, cha mẹ cần theo dõi thời gian biểu chính xác giờ giấc học tập của con. Đến giờ con sẽ phải ngồi vào bàn học một cách nghiêm túc.

Trước khi kết thúc bài học ở nhà, bạn hãy bớt chút thời gian để kiểm tra xem con có làm bài đúng và đầy đủ hay không. Trẻ còn nhỏ nên việc sát sao kiểm tra sẽ giúp trẻ có ý thức học tập hơn.

Dành thời gian mỗi ngày để giám sát và hướng dẫn con học nhưng không nên để con có cảm giác bị theo dõi (Ảnh minh họa - Nguồn: Internet)

Bạn nên dành thời gian từ 30-60 phút mỗi ngày để giám sát và hướng dẫn con học nhưng không nên để con có cảm giác bị theo dõi mà chỉ nên gợi ‎ý và động viên trẻ. Nếu trẻ chịu khó làm bài thì có đúng hay sai cũng phải khen ngợi để trẻ cảm thấy hào hứng.

Tạo môi trường học tập thoải mái

Cha mẹ cần tạo cho trẻ một môi trường học tập yên tĩnh, thoáng mát. Trẻ sẽ khó tập trung học nếu tiếng ồn quá nhiều vọng đến từ ti vi, đài, tiếng nói chuyện. Nên tham khảo ý kiến của con khi thiết kế góc học tập cho con.

trọng hơn, bạn cần tạo cho con tâm lý thoải mái, có như vậy trẻ mới có hứng thú học tập. Cha mẹ cần cố gắng kiềm chế bản thân, không nên quát mắng hay đánh con nếu con lười học. Vì như vậy chỉ làm trẻ sợ hãi và chán học thêm.

Động viên kịp thời, phê bình đúng mức

Đừng tiếc lời khen ngợi khi trẻ có biểu hiện tốt, vì đó là liều thuốc kích thích tinh thần con rất tốt, giúp trẻ tự giác học bài mà không cần phải nhắc nhở.

Khi con bị điểm kém bố mẹ cũng không nên đánh mắng hoặc so sánh chúng với những đứa trẻ khác hoặc nhắc đi nhắc lại lỗi lầm của con. Điều này sẽ khiến chúng trở nên tự ti, chán nản và buông xuôi việc học tập. Hãy cùng con tìm ra lỗi sai để lần sau khắc phục. 

Phối hợp chặt chẽ với giáo viên

Khi con bị cô mách, bố mẹ hãy phạt, nhưng đừng phạt ngay khi con có biểu hiện lười. Khi con thấy cả ba mẹ lẫn cô giáo đều không đồng tình với hành vi lười biếng của con, chắc chắn con sẽ sửa chữa.
 
Cha mẹ cũng nên kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm để biết được thông tin về lớp học của con mỗi ngày, nếu có vấn đề gì sẽ điều chỉnh cho phù hợp. Việc trao đổi, phối hợp hiệu quả giữa phụ huynh và giáo viên có thể khiến trẻ dần đi vào nề nếp, từ đó có kết quả học tập như mong muốn.

7 nguyên nhân khiến trẻ lười học cha mẹ ít nghĩ đến
7 nguyên nhân khiến trẻ lười học cha mẹ ít nghĩ đến
(Làm Mẹ) - (Phunutoday) - Trẻ em lười học là nỗi khổ tâm của không ít bậc cha mẹ. Thay vì buồn phiền, bực dọc, điều trước tiên cha mẹ cần làm là tìm ra nguyên nhân.
Theo:  khoevadep.com.vn copy link