Bảo hiểm xe máy bắt buộc là gì?
Bảo hiểm xe máy bắt buộc chính là loại hình bảo hiểm do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cung cấp cho người dân khi muốn điều khiển phương tiện là xe máy tham gia giao thông. Dù đã có kiến nghị của cử chi quốc hội là nên bãi bỏ loại hình bảo hiểm xe máy bắt buộc này. Nhưng hiện tại chưa có quyết định ban hành cụ thể về việc bãi bỏ loại hình bảo hiểm xe máy. Bởi vậy, nên người dân khi tham gia giao thông vẫn cần phải mang theo bảo hiểm xe máy bắt buộc khi ra đường. Nếu không khi CSGT kiểm tra giấy tờ xe người dân sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định.
Người điều khiển xe phải mang theo loại bảo hiểm xe máy nào?
Khoản 3 Điều 4 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định:
Ngoài việc tham gia hợp đồng bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới theo điều kiện, mức phí bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm quy định tại Nghị định này, chủ xe cơ giới và doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm về mở rộng điều kiện bảo hiểm, mức trách nhiệm bảo hiểm tăng thêm và mức phí bảo hiểm bổ sung tương ứng. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm tách riêng phần bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới trong Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Theo đó, bảo hiểm xe máy có hai loại:
- Bảo hiểm xe máy bắt buộc.
- Bảo hiểm xe máy tự nguyện.
Tuy nhiên, Nghị định 03/2021/NĐ-CP chỉ quy định người điều khiển xe máy khi tham gia giao thông phải mang theo bảo hiểm xe máy bắt buộc.
Người dân đi xe máy không có bảo hiểm bắt buộc bị xử phạt như thế nào?
Theo điểm a, khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định:
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới (bảo hiểm xe máy) còn hiệu lực thì bị phạt từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.