Ở Việt Nam, nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang, bắt buộc đối với tất cả các công dân nam trong độ tuổi từ 18 đến 25 và từ 18 đến 27 tuổi với công dân theo học tại các trường Cao đẳng, Đại học. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự. Nhiều người cho rằng trường hợp bị cận thị cũng sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự, điều đó có thực sự đúng?
Từ năm 2024, cận thị có phải đi nghĩa vụ quân sự?
Theo Điều 31 của Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân được gọi nhập ngũ khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn:
- Có lý lịch rõ ràng;
- Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định;
- Có trình độ văn hóa phù hợp.
Trong đó, tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự được hướng dẫn bởi Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP như sau:
Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3. Trong đó:- Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định số 57/2022/NĐ-CP.
Căn cứ mục I Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105, người có độ cận dưới 3 Diop sẽ được tính điểm thị lực theo thị lực sau chỉnh kính với mức điểm từ 2 - 3. Do đó, người bị cận thị vẫn có thể phải đi nghĩa vụ quân sự nếu có độ cận dưới 3 Diop. Ngoài ra, những người bị loạn thị, mù màu trục xanh lá - đỏ mức độ nhẹ cũng đủ tiêu chuẩn sức khỏe thị lực tham gia nghĩa vụ quân sự.
2. Xăm mình có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Trước đây, việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hàng năm được áp dụng theo Thông tư 167/2010/TT-BQP của Bộ Quốc phòng.
Theo đó tại khoản 9 Điều 5 quy định không tuyển chọn vào phục vụ trong Quân đội những trường hợp sau:
“Trên cơ thể có hình xăm, chữ xăm có nội dung chống đối chế độ, chia rẽ dân tộc, mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động tình dục, bạo lực. Hình xăm, chữ xăm gây phản cảm ở vị trí lộ diện, như: Mặt, đầu, cổ; từ 1/2 cánh tay trên trở xuống, từ 1/3 dưới đùi trở xuống. Hình xăm, chữ xăm chiếm diện tích từ 1/2 lưng, ngực, bụng trở lên.”
Như vậy, quy định về hình xăm, chữ xăm trên cơ thể là một trong những nội dung thuộc tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức trong công tác tuyển chọn nghĩa vụ quân sự.
Vì vậy, quá trình tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ, nếu để những công dân có hình xăm, chữ xăm với nội dung nêu trên nhập ngũ vào Quân đội, gây phản cảm, ảnh hưởng đến hình ảnh, lễ tiết tác phong của người quân nhân cách mạng, xây dựng môi trường văn hóa trong Quân đội.
Tuy nhiên, hiện nay Thông tư 167 nêu trên đã hết hiệu lực và liên tiếp được thay thế bằng Thông tư 140/2015/TT-BQP và mới đây nhất là Thông tư 148/2018/TT-BQP (hiện đang có hiệu lực). Theo đó, văn bản hiện hành không còn đề cập đến việc không gọi nhập ngũ với những người có hình xăm trên cơ thể. Như vậy có thể hiểu, hiện nay, những người có hình xăm sẽ không còn được loại trừ nghĩa vụ quân sự.
Các trường hợp được tạm hoãn nhập ngũ
Theo luật nghĩa vụ quân sự quy định, những công dân thuộc diện sau thì sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ:
- Chưa đủ sức khoẻ phục vụ tại ngũ theo kết luận của hội đồng khám sức khoẻ;
- Lao động duy nhất nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động;
- Gia đình thiệt hại nặng do thiên tai được UBND cấp xã xác nhận;
- Con bệnh binh, nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động;
- Có anh chị em ruột phục vụ cho công an nhân dân, người thuộc diện tị nạn, di dân trong ba năm đầu do hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;
- Đang trong quá trình đào tạo trình độ trung học phổ thông hoặc đại học, cao đẳng hệ chính quy.
Các trường hợp được miễn nhập ngũ
Theo luật nghĩa vụ quân sự quy định, những công dân thuộc diện sau sẽ được miễn gọi nhập ngũ nghĩa vụ quân sự:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
- Một con của thương binh hạng hai;
- Một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, CAND;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.