Xem xét vấn đề từ một góc độ khác
Mọi người đều mong muốn lý lẽ của cá nhân là đúng, của đối phương là sai nên họ phải nghe ý kiến của mình. Nhưng khi bạn không thể lắng nghe người khác thì sao họ có thể lắng nghe bạn được?
Ngẫm lại, tất cả những lời cằn nhằn, càu nhàu của người thân đều có chung một điểm xuất phát tốt: Lo lắng cho ta. Nếu không lo, họ đã chẳng bao giờ phải nhọc lòng đến vậy, dẫu có thể cái cách mà họ lo lắng chưa thật hợp với ta.
Nếu có thể nhìn nhận vấn đề theo góc độ này thì chắc hẳn chúng ta sẽ biết cách nhẫn nại với người thân của mình hơn, chia sẻ và thấu hiểu họ hơn.
Để cảm xúc qua đi rồi mới bắt đầu câu chuyện
Một điều đáng lưu tâm chính là khi đang giận dữ thì tuyệt đối không nên nói chuyện. “Khi tranh cãi, hãy nhớ đừng cắt ngang lời người khác, hãy để họ nói xong. Khiêm nhường, thành khẩn lắng nghe mới có thể dốc lòng với nhau, mới có thể nói được rõ ràng”.
Lại từng nghe: “Gió yên thì sóng lặng, sóng lặng thì nước trong, nước trong thì có thể nhìn thấy cá bơi lội”. Đợi khi trời yên biển lặng rồi, câu chuyện nói ra sẽ mới không làm tổn thương tới tình cảm đôi bên.
3 cách trẫn tĩnh khi tức giận
Khi tức giận thì chúng ta sẽ xuất hiện việc ý thức hẹp hòi, nhìn nhận mọi việc tiêu cực. Nhưng đến khi sắp không thể khống chế tâm trạng của mình, bạn hãy thử dừng lại, không nói thêm gì nữa, hoặc rời khỏi nơi đó để có thể trấn tĩnh trở lại. Nghĩa là bạn phải biết tạo cho mình một khoảng không, phải biết lùi bước để giữ lấy sự điềm tĩnh.
Hãy thử sử dụng 3 cách này để giảm sự tức giận xuống.
1. Hạ thấp giọng xuống.
2. Nói chậm lại.
3. Ưỡn ngực đứng thẳng.
Cổ nhân có câu: Nhẫn một lúc, tránh lo trăm ngày, người biết nhẫn nhịn chuyện nhỏ thì mới có thể làm được chuyện lớn. Hãy nhớ rằng, khi nhượng bộ người thân, bạn cũng sẽ không hề mất mặt. Bởi vì điều đó xuất phát từ tình yêu mà bạn thực sự dành cho họ.