Vì sao hoa cúc vàng được dùng thắp hương trên ban thờ, còn hoa cúc tím, trắng, xanh đỏ lại không?

15:23, Thứ năm 04/01/2024

( PHUNUTODAY ) - Hoa cúc là loại hoa phổ biến nhất trong thờ cúng của người Việt nhưng thường chúng ta chỉ thấy cúc vàng, còn cúc trắng, tím, xanh, đỏ thì dường như lại không được trưng lên ban thờ?

Hoa cúc là một trong các loại hoa có sự xuất hiện quanh năm và hầu như tuần rằm nào cũng có hoa cúc ngoài chợ. Hoa cúc cũng là loài hoa quen thuộc nhất từ đầu năm tới cuối năm, từ dịp thắp hương gia tiên tới thắp hương Tết, thắp hương thần linh, cúng khai trương, cúng mụ...

Đặc biệt trong đó hoa cúc vàng xuất hiện trong nhiều dịp, từ việc lễ ở nhà, tới đền chùa miếu phủ, đi tảo mộ.

hoa-cuc-vang-thap-huong

Hoa cúc thắp hương ý nghĩa gì?

Trong họ hoa cúc có nhiều loại như cúc đại đóa, cúc chi, cúc thược dược, cúc vạn thọ, cúc trứng, cúc khổng tước... Và cúc cũng có nhiều màu trắng, vàng, xanh, đỏ, tím, cam...

Hoa cúc được dùng thắp hương thường là cúc đại đóa vàng hoặc cúc trứng, cúc đồng tiền vàng. 

hoa-cuc-tren-ban-tho

Hoa cúc nhiều cánh thể hiện sự tài lộc trường thọ, và mang lại may mắn phúc lộc cho gia chủ. Hoa cúc gắn liền với sự tích người con hiếu thảo mong mẹ sống lâu đã ngồi xé nhỏ nững cánh hoa, mỗi cánh hoa là người mẹ thọ thêm 1 tuổi. Bởi thế hoa cúc gắn liền với sự hiếu thảo và sự tôn kính cha mẹ tổ tiên ông bà. 

Thắp hương hoa cúc dâng kính tổ tiên, mong nhiều phúc lộc, cầu mong sức khỏe dồi dào, gia đình hòa thuận con cái hiểu thảo. 

Từ xa xưa, hoa cúc cũng là loại hoa được trồng phổ biến dễ trồng và ra hoa quanh năm. Cúc cũng là loài hoa quý trong tứ quý hoa (tùng cúc trúc mai) của người xưa.

Hoa cúc vàng có màu sắc vàng ấm áp, biểu trưng cho màu sắc rực rỡ, may mắn tài lộc. Khi cắm hoa cúc vàng trên ban thờ cũng tăng tính thẩm mỹ trong thờ cúng, bởi ban thờ thường màu gỗ trầm, cúng phẩm thường có chuối xanh, táo đỏ, bưởi vàng, hoa quả cam quýt màu sắc sặc sỡ. Thế nên hoa cúc vàng sẽ tôn lên sự hài hòa ngũ hành của ban thờ.

hoa-cuc-nhieu-mau

Cúc nhiều màu không trang trọng nên để ở phòng khách trang trí không để thờ

Tại sao cúc màu khác (trắng, tím, xanh, đỏ) ít được dùng thắp hương?

Hoa cúc trắng trong dân gian là loài hoa thể hiện nét u buồn, nhạt màu. Trong văn hóa á đông màu trắng là màu của tang tóc chia ly chết chóc. Thế nên hoa cúc trắng thường dùng để viếng đám tang. Bởi vậy cúc trắng thể hiện sự không may mắn, chia ly, buồn, mất mát.

Nên cúc trắng chỉ được dùng khi đi viếng người chết, tảo mộ, không dùng trang trí nhà cửa và không dùng trong thắp hương gia tiên, đặc biệt dịp Tết không dùng cúc trắng.

cuc-trang

Hoa cúc trắng gợi tới nỗi buồn mất mát, tang tóc nên chỉ viếng mộ hoặc dùng trong đám tang, không dùng trên ban thờ gia tiên, Thần Phật

Hoa cúc các màu khác như tím, xanh, đỏ... thường là hoa nhỏ không mang được nét đẹp trang trọng nên thường dùng để trang trí phòng khách không dùng để thắp hương. Những hoa cúc này thường nhanh héo hơn và bông bé không mang ý nghĩa tài lộc như cúc vàng. Hơn nữa cúc nhiều màu thắp hương không mang ý nghĩa trang trọng, nghiêm túc trên ban thờ. 

Hoa thắp hương nên dùng là hoa một màu thể hiện sự trang trọng và bông to, cánh rõ ràng thể hiện tài lộc. Không nên cắm bình hoa thờ lộn xộn nhiều màu sắc nhiều loại hoa. 

Bởi thế cúc thờ thường dùng cúc vàng, còn các loại cúc khác thì dùng để cắm trang trí nhà cửa.

cuc-nhieu-mau

Hoa cúc nhiều màu sắc đẹp mắt nhưng không trang trọng để thắp hương

Một số lưu ý khi cắm hoa cúc thờ

- Nên chọn số cành là số lẻ, bởi quan niệm số lẻ là dương, số chẵn là âm. Thắp hương gia tiên cầu mong may mắn nên dùng số lẻ để thể hiện sự phát triển

- Hoa cúc mua thắp hương nên mua hoa sắp nở không nên chọn hoa quá non hoặc đã nở xòe

- Hoa cúc thắp hương cần được chú ý cẩn trọng khi mua những cành có nhiều lá bị nhiễm phân lân thì trước khi cắm vào bình nên rửa lá cho sạch.

- Sau khi thắp hương nên hạ bình hoa tránh để hoa héo trên ban thờ và tránh để nước trong bình hoa bị thối sẽ gây ô uế ban thờ.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

Theo:  giaitri.thoibaovhnt.vn copy link
Tác giả: An Nhiên