Ý nghĩa của hoa xương rồng
Hoa xương rồng là loại từ loại cây chịu khô cạn bậc nhất trong hệ thực vật. Xương rồng ưa thích đất cát, khô cằn. Khi đất cát khô cằn xương rồng nở hoa càng đẹp. Xương rồng biểu trưng cho sức mạnh kiên cường vượt qua khó khăn của cuộc sống. Xương rồng cũng là loại cây mang biểu tượng cho những người dù trong cuộc sống khó khăn khiến họ xù xì gai góc nhưng sâu thẳm tâm hồn vẫn ngọt ngào tươi đẹp.
Hoa xương rồng có nhiều loại với đủ các màu sắc. Khi xương rồng nở hoa có thể nở thành từng vòng tròn bông hoa trên thân cây. Một cây xương rồng nhỏ khi nở hoa có thể nở nhiều bông trông rất đẹp và hấp dẫn.
Cây xương rồng cũng được cho là có thể hấp thụ bức xạ và bụi mịn giúp thanh lọc không khí.
Tuy nhiên xương rồng có nhiều gai nhọn nên theo phong thủy cây xương rồng tạo ra sát khí kích thích sự nóng nảy giận dữ và dễ tiêu tán tài lộc.
Vì sao không nên trồng xương rồng trong nhà
Xương rồng là cây cảnh đẹp và có ý nghĩa tượng trưng cho sức mạnh,ý chí kiên cường. Nhưng xương rồng không được khuyên trồng trong nhà.
Xương rồng là loại cây ưa nắng khô hạn. Xương rồng không thích hợp với môi trường bóng râm. Bởi thế trồng xương rồng trong nhà không hợp về sinh học nên khiến cây khó phát triển và khó ra hoa.
Xương rồng theo phong thủy là cây nhiều gai nhọn tạo sát khí, ảnh hưởng xấu tới tài vận của gia chủ, khiến gia chủ dễ ốm đau mệt mỏi lục đục, làm việc không thuận lợi, gia đình bất hòa. Bởi thế nếu trồng xương rồng trong nhà, phòng làm việc, phòng ngủ phòng khách sẽ không tốt về mặt phong thủy.
Xương rồng quá nhiều gai, khi đâm vào tay có thể gây sưng tấy nghiêm trọng. Nhiều loại xương rồng còn có độc tố. Thế nên trồng xương rồng trong nhà có thể gây tai nạn cho trẻ nhỏ, người già thú cưng. Vì thế càng không nên đặt chậu hoa xương rồng trong nhà.
Vị trí tốt đặt chậu hoa xương rồng giúp tạo phong thủy tốt
Vì xương rồng nhiều gai tạo ra sát khí nên không thích hợp trồng làm cảnh trong nhà, bàn làm việc, bàn khách. Nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể trồng xương rồng miễn là chọn vị trí tốt cho chúng.
Với đặc trưng nhiều gai, xương rồng có thể hóa giải sát khí trừ ma. Do đó bạn nên đặt xương rồng ở vị trí sau nhà hoặc ban công sau nhà, ban công cạnh nhà, sân vườn phía sau nhà để vừa có thể ngắm cây vừa có thể trừ tà, tránh phạm phong thủy. Như vậy có thể nói cây xương rồng không hợp phong thủy khi đặt trong nhà và cũng không hợp về sinh học nhưng bạn vẫn hoàn toàn có thể trồng chúng trong phạm vi sống, bằng cách đặt chúng ngoài ban công, cửa sổ phía sau nhà, cạnh nhà...
Tuy nhiên dù đặt ở đâu thì xương rồng cần chú ý có nhiều nắng cây càng phát triển tốt và tránh tưới thừa nước. Khi tưới tránh tưới nước vào thân cây xương rồng.
*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm